Câu 1: Ngày 10/9/2010, UBND xã B có nhu cầu vay tạm thời 05 tỷ đồng để trang trải chi phí giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng trụ sở làm việc của UBND xã. Thiết kế, dự toán, hợp đồng thầu...đã hoàn thiện. UBND xã xuất trình một thông báo cấp kinh phí xây dựng cơ bản do Trưởng Phòng Tài chính huyện ký, số tiền được cấp là 20 tỷ đồng. Thời điểm cấp kinh phí là năm 2010 (07 tỷ) và 2011 (13 tỷ ). Bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào?
Câu 2: Một Doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu xin vay chi nhánh A một số tiền, thế chấp bằng 20 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 17 hộ gia đình trong xã kèm theo các giấy uỷ quyền có chứng thực của UBND xã. Bạn có giải quyết cho DN vay không? Vì sao?
Câu 3: Sáng ngày 20/10/2010, doanh nghiệp A trả nợ một khoản vay bị quá hạn 4 ngày (do ngân hàng nghỉ lễ và nghỉ bù ngày thứ 7, chủ nhật), buổi chiều Doanh nghiệp
có nhu cầu vay để nhập lô hàng (có đầy đủ hoá đơn, chứng từ lưu trữ). Số tiền vay nằm trong hạn mức tín dụng được duyệt. Đoàn kiểm tra phát hiện và nhận xét là chi nhánh cho vay đảo nợ. Theo Bạn, cần phải làm gì để khẳng định với đoàn kiểm tra là không phải đảo nợ?
Câu 4: Nhận được bảng kê các khoản nợ phải thu, phải trả của một doanh nghiệp, cán bộ tín dụng nhận thấy khoản phải thu giảm nhiều trong khi khoản phải trả tăng lớn. Bạn cần phải làm gì với doanh nghiệp.
Câu 5: Bạn hãy nêu tóm tắt 5 điều kiện để xem xét cho vay. Trong 5 điều kiện đó, theo Bạn, điều kiện nào là quan trọng nhất và có tính quyết định nhất? Vì sao?
Câu 6: Có một khách hàng là người bà con rất gần của giám đốc chi nhánh, có nhu cầu vay vốn, được giám đốc “giới thiệu” đến gặp phòng kinh doanh. Trưởng phòng giao nhiệm vụ cho Bạn thẩm định và đề xuất khoản vay. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu 7: Đầu năm 2009, chi nhánh A có văn bản đề nghị và được HĐQT phê duyệt nâng quyền phán quyết tín dụng cho doanh nghiệp K từ 50 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng. Tháng 9 năm 2010, Bạn cùng đoàn kiểm tra phát hiện chi nhánh vẫn tiếp tục giải ngân (vì vẫn trong quyền phán quyết). Bạn cần yêu cầu chi nhánh thực hiện các biện pháp, giải pháp gì để phù hợp với quy định tại Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN
Câu 8: Sau đợt lũ tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2010 nhiều hộ gia đình ở miền Trung bị thiệt hại nghiêm trọng, trong đó có tổn thất vốn vay NHNo. Là cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, theo quy định hiện hành, Bạn cần làm gì để xử lý nợ vay và giúp người dân có thể tiếp tục vay mới để SXKD?
Câu 9: Theo Bạn có nên định kỳ (01 hoặc 02 năm) thay đổi địa bàn hoạt động của cán bộ tín dụng không? Vì sao? Nếu địa bàn của cán bộ tín dụng khác có nợ xấu cao được chuyển giao cho Bạn, thì Bạn sẽ làm gì trước và sau khi nhận bàn giao?
Câu 10: Theo Bạn, vì sao NHNo Việt Nam cần phải giữ vai trò chủ lực trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn?
Câu 11: Một trường dạy nghề trực thuộc Sở LĐTB&XH có giấy đề nghị vay vốn gửi NHNo, xin vay mua dàn máy vi tính và một số đồ dùng thí nghiệm phục vụ giảng dạy. Hồ sơ pháp lý hợp pháp và đầy đủ; hồ sơ vay vốn chỉ có: báo cáo thu nhập, chi phí năm trước và dự kiến năm KH; tờ trình của Sở gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính đề nghị cấp kinh phí mua sắm dụng cụ học tập, có bút phê: “đồng ý cấp kinh phí theo đề nghị”. Nhà trường đề nghị thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Theo Bạn, trường dạy nghề đó có được quyền vay không và NHNo có cho vay được không? Vì sao? Nếu không cho vay Bạn cần làm gì?
Câu 12: Anh A là cán bộ Văn phòng UBND huyện, lần đầu tiên vay vốn NHNo, có giấy đề nghị chi nhánh cấp một hạn mức thấu chi là 50 triệu đồng. Là cán bộ tín dụng, Bạn cần có những động thái gì để đưa ra quyết định có/không đồng ý.
Câu 13: Một khách hàng cá nhân có nợ quá hạn, đến chi nhánh trả nợ nhưng đưa ra yêu cầu: chỉ chấp nhận trả nợ nếu ngân hàng thu nợ gốc và lãi trong hạn trước, số nợ lãi quá hạn sẽ trả sau (khi có điều kiện), nếu không sẽ mang tiền về.
Là cán bộ tín dụng Bạn sẽ xử lý thế nào? trong trường hợp Bạn là giám đốc chi nhánh, Bạn có thể làm những gì thuộc thẩm quyền?
Câu 14: Chị B đến tháng 10 năm 2010 là đủ 17 tuổi 10 tháng (theo chứng minh nhân dân), có nhu cầu vay chi nhánh một số tiền để mở cửa hiệu kinh doanh đồ lưu niệm, thế
chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua kiểm tra cán bộ tín dụng thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị B là hoàn toàn hợp pháp, chị B có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, mục đích vay hợp pháp, nhưng yêu cầu phải có ý kiến của bố, mẹ chị B (vì chưa đủ tuổi giao kết giao dịch dân sự) hoặc chờ đến đầu năm 2011 (khi đó đủ 18 tuổi) sẽ cho vay. Theo Bạn, việc xử lý của CBTD đó đúng hay sai? Vì sao? Nếu trường hợp này xảy ra với Bạn, thì Bạn sẽ xử lý thế nào?
Câu 15: Một doanh nghiệp thế chấp cho chi nhánh 01 thửa đất. Do khó khăn tài chính nên khoản vay quá hạn. Theo yêu cầu của chi nhánh, doanh nghiệp đã chuyển nhượng và trả được 2/3 số nợ vay. Doanh nghiệp đề nghị cho mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi làm thủ tục sang tên cho người mua và cam kết sẽ trả hết số nợ cho chi nhánh khi hoàn thành thủ tục. Theo Bạn, chi nhánh có nên cho mượn không? Vì sao? Nếu có hoặc không thì cần làm những thủ tục gì?
Câu 16: Một khách hàng thế chấp cho chi nhánh bằng giá trị hàng hoá của kho hàng (có mua bảo hiểm). Giữa chi nhánh, khách hàng và công ty Bảo hiểm đã ký thoả thuận 3 bên về việc người thụ hưởng đầu tiên và trước hết đối với số tiền được bảo hiểm (nếu có rủi ro) là chi nhánh. Trong trường hợp kho hàng bị cháy, Bạn cần làm những việc gì để thu hồi nợ? Nếu số tiền Công ty Bảo hiểm trả không đủ thu nợ, Bạn sẽ phải làm gì đối với doanh nghiệp và số nợ còn lại?
Câu 17: Ông A bảo lãnh cho Ông B vay vốn. Tài sản bảo lãnh là căn hộ chung cư, giá trị theo thoả thuận giữa ngân hàng và Ông A là 2,5 tỷ đồng. Biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, Ông A đã lập di chúc cho 2 người con được thừa kế di sản theo nội dung: con trai trưởng hưởng 3/5, con trai thứ hai hưởng 2/5 giá trị căn hộ. Di chúc hoàn toàn hợp pháp theo luật định. Khi ông A mất, các con ông A có hành động ngăn cản không đồng ý để ngân hàng bán nhà và thu nợ, số còn lại sẽ trả cho các con Ông A để chia theo di chúc. Bạn sẽ căn cứ vào các quy định nào của luật pháp và làm gì để thực hiện việc phát mại tài sản và thu nợ?
Câu 18: Bạn hãy nêu các phương thức cho vay theo quy định tại Quyết định 666/QĐ- HĐQT-TDHo và nêu tóm tắt phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
Câu 19: Bạn hãy nêu phương thức cho vay theo dự án đầu tư và nêu sự khác biệt cơ bản giữa cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư và cho vay trả góp
Câu 20: Thế nào là nợ có vấn đề. Các dấu hiệu từ khách hàng và từ ngân hàng để nhận biết khoản nợ có vấn đề?
Câu 21: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, khi vay vốn trung, dài hạn khách hàng phải có tối thiểu 20% vốn tự có. Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại một hội nghị, sếp chỉ đạo chi nhánh (không bằng văn bản) xem xét cho vay mà không bắt buộc phải tuân thủ điều kiện như quy định. Là cán bộ tín dụng, Bạn sẽ làm gì để xử lý tình huống trên?
Câu 22: Quyền tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 bao gồm những quyền gì? Một khách hàng có nhu cầu thế chấp cho chi nhánh bằng “quyền đòi nợ”. Theo Bạn, cần phải làm gì để quyết định có hay không nhận làm bảo đảm?
Câu 23: Bạn hãy nêu các nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009.
Một doanh nghiệp tư nhân xuất trình một giấy biên nhận hồ sơ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và một thông báo của cơ quan tài chính về số tiền thuế phải nộp
(nhưng doanh nghiệp chưa nộp nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để xin vay nộp tiền thuế và thế chấp cho chi nhánh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sẽ được cấp). Là cán bộ tín dụng, Bạn có nhận không? Vì sao? Nếu có nhận thì cần làm gì?
Câu 24: Xí nghiệp A tại Hà Nội là đơn vị thành viên được Công ty B (trụ sở tại Đà Nẵng) uỷ quyền bằng văn bản chịu trách nhiệm vay vốn chi nhánh K để thực hiện dự án đầu tư tại Hà Nội. Trước khi quyết định có/không thẩm định dự án, là cán bộ tín dụng Bạn cần làm gì?
Câu 25: Một doanh nghiệp đề nghị chi nhánh cho vay để mua cà phê tạm trữ và nhận thế chấp bằng kho hàng. Chi nhánh lại không có kho chứa hàng. Theo Bạn có nên nhận không? Nếu đồng ý thì cần làm gì để quản lý được hàng và tiền bán hàng một cách an toàn.
Câu 26: Một khoản vay dư nợ gốc 10 tỷ đồng và 2 tỷ đồng tiền lãi, có bảo đảm bằng tài sản, đã được xử lý bằng quỹ dự phòng cụ thể số tiền 3 tỷ đồng và được theo dõi ở ngoại bảng. Sau đó chi nhánh xử lý tài sản thu được 7,5 tỷ đồng, dùng để trả nợ. Theo Bạn:
1/ Có nên thu hết số nợ gốc (7 tỷ đồng), số còn lại sẽ thu vào nợ lãi và hạch toán lãi treo là 1,5 tỷ đồng. Vì sao?
2/ Thu hết nợ lãi 2 tỷ đồng và thu nợ gốc 5,5 tỷ đồng. Số dư nợ gốc còn lại (1,5 tỷ đồng) chi nhánh sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi TSC để xử lý bằng nguồn dự phòng chung. 3/ Một năm sau, khách hàng có điều kiện trả nợ, chi nhánh có tiếp tục thu nợ không? Vì sao?
Câu 27: Bạn hãy nêu tóm tắt quy trình xử lý tài sản theo hướng dẫn tại công văn số 3894/NHNo-TDHo ngày 23 tháng 9 năm 2008 trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong HĐTD; khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm HĐTD.
Câu 28: Ông A có một thửa đất và nhà ở, công trình phụ trợ trên đất có để lại di chúc cho 4 người con. Sau khi ông A mất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã căn cứ vào văn bản thoả thuận của những người thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) cấp giấy chứng nhận và ghi thông tin người đại diện là Anh B theo đúng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT- BTNMT ngày 21/10/2009.
Anh B đề nghị chi nhánh nhận thế chấp để vay vốn mở cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Bạn có thể cho vay và nhận thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó không? Vì sao?
Câu 29: Sau khi Chi nhánh tổ chức đấu giá thành quyền sử dụng đất của doanh nghiệp A (đã thế chấp) để thu hồi nợ và ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua là Doanh nghiệp B. Để hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp B, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, chi nhánh phải nộp thay doanh nghiệp B những hồ sơ tài liệu gì?
Theo Bạn, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ tài chính. Quy định đó được thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật nào?
Câu 30: Bạn hãy nêu những trường hợp tài sản gắn liền với đất không thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 12 Điều 6 Thông tư số
17/2009/TT-BTNMT. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ông A (được cấp sau khi Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực) không ghi thông tin chi tiết về nhà ở, nhưng khi nhận thế chấp, kiểm tra thực tế lại có nhà bê tông 4 tầng...Bạn có nhận thế chấp và xác định giá trị của công trình nhà ở không? Vì sao?
Phần III: BÀI TẬP THỰC HÀNH