Thứ bảy là việc phát triển hệ thống các tổ chức tư vấn trung gian

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Thị trường M&A đặc biệt là M&A trong ngân hàng cần sự tham gia của nhiều chuyên gia chuyên sâu về nhiều lĩnh vực như luật pháp, tài chính –ngân hàng, kế toán kiểm toán…Thị trường Việt Nam hiện nay các tổ chức tham gia vào quá trình này còn ít, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, hiểu biết về hoạt động M&A còn nhiều hạn chế chuẩn mực hoạt động chưa cao. Một số ngân hàng đầu tư lớn nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam song thường có khuynh hướng phân khúc thị trường và không nắm rõ yếu tố văn hóa xã hội nên hiệu quả hoạt động không cao. Do đó có thể nói rằng Thị trường Việt Nam thiếu bóng những nhà tư vấn có năng lực. Chính vì vậy thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam thì việc phát triển đội ngũ các trung gian tư vấn là vô cùng quan trọng. Trong kinh tế thị trường, yếu tố dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận khi thị trường M&A tại Việt Nam là tiềm năng và hứa hẹn nhiều lợi nhuận trong sẽ hấp dẫn nhiều tổ chức tư vấn M&A phát triển. Tuy nhiên chương trình phổ biến kiến thức, hành lang pháp lý, chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và ngân hàng trung ương cùng với nguồn nhân lực có trình độ cao về M&A từ các trường Đại Học trên cả nước là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức này

Kết luận chương 3

Từ thực trạng năng lực cạnh tranh của khối NHTMCP Việt Nam dẫn tới tính tất yếu phải thực hiện thâu tóm và sáp nhập phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế. Chương 3 của đề tài đưa ra các giải pháp hỗ trợ hoạt động M&A ngân hàng TMCP nhằm đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời đề tài cũng nêu lên một số

đề xuất cho NH nhà nước các vấn đề về việc xây dựng qui định quản lý về sáp nhập, thâu tóm ngân hàng trong dài hạn

KẾT LUẬN

Trước những thách thức và vận hội mới khi nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi cùng quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng, các NHTMCP Việt Nam cần phải xác định chiến lược phát triển dài hạn nhằm nắm bắt những cơ hội tốt nhất để gia tăng giá trị của mình trong tương lai mà hoạt động sáp nhập, hợp nhất mua bán (M&A) chính là một trong số đó.

Đề tài “Sáp nhập, hợp nhất, mua bán(M&A) giải pháp nhằm tăng cường

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế” Đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu như ban đầu như:

+ Giới thiệu tổng quan về hoạt động M&A ngân hàng, những cách thức, phương pháp thực hiện đồng thời nêu lên ưu điểm và hạn chế của hoạt động nay

+ Tình hình hoạt động M&A tại các ngân hàng tại Việt Nam, tính tất yếu và khách quan của nó phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế quốc tế

+ Từ thực trạng, đặc điểm, hạn chế của hoạt động sáp nhập mua lại ngân hàng tại Việt Nam đề tài đề xuất một số giải pháp kiến nghị đối với các ngân hàng và các cấp quản lý nhằm làm hoàn thiện những thương vụ này trong tương lai.

Tuy nhiên M&A là một đề tài còn khá mới tại Việt Nam. Có nhiều lường dư luận về hoạt động này. Do những vấn đề mà đề tài đưa ra chỉ là những nghiên cứu ban đầu nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Mặc dù vậy, nhưng em mong những giải pháp đưa ra sẽ góp phấn nhỏ bé vào thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai không

xa nhằm tạo nên những ngân hàng lớn mạnh, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài qua đó tạo nên thị trường tài chính ổn định vững mạnh góp phần quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w