V. Độ chính xác gia công cơ khí
a. Phương pháp đo:
Tuỳ theo nguyên lý xác định giá trị thực của đại lượng đo và nguyên lý làm việc của dụng cụ đo. Các phương pháp đo được chia ra như sau: * Đo trực tiếp: Với phương pháp đo này giá trị
thực của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo chỉ số trên dụng cụ đo hoặc theo độ sai lệch kích thước của vật đo so với kích thước mẫu. Đo trực tiếp gồm đo trực tiếp tuyệt đối và đo trực tiếp so sánh.
Chương 1. khái niệm chung
- Đo trực tiếp tuyệt đối: Đo trực tiếp kích thước cần đo và giá trị kích thước nhận được trực tiếp trên vạch chỉ thị của dụng cụ đo.
- Đo trực tiếp so sánh: Đo trực tiếp kích thư ớc cần đo, nhưng khi đo chỉ xác định trị số sai lệch của kích thước so với kích thước mẫu. Giá trị của kích thước sẽ được tính bằng phép cộng đại số kích thước mẫu với trị số sai lệch đó.
Chương 1. khái niệm chung
* Đo gián tiếp. Đặc điểm của đo gián tiếp là giá trị của đại lượng đo được xác định gián tiếp qua kết quả đo trực tiếp các đại lượng có liên quan đến đại lượng đo.
* Đo phân tích (đo từng phần). Bằng phương pháp này các thông số của chi tiết được đo riêng rẽ không phụ thuộc vào nhau.
Chương 1. khái niệm chung
b. Dụng cụ đo.
Dụng cụ đo thường là: Thước mét, com pa, dưỡng đo, thước cặp, panme, đồng hồ đo,
calíp, Trong công nghệ tiên tiến còn áp …
dụng các dụng cụ đo khác như: Đầu đo khí
nén, đầu đo siêu âm, laze, đo quang học, …
Độ chính xác kích thước đo phụ thuộc vào độ chính xác của dụng cụ đo.
Chương 1. khái niệm chung
5. Tiêu chuẩn hoá trong ngành cơ khí.
Tiêu chuẩn hoá là một lĩnh vực công tác nhằm xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn với mục đích ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm. Tiêu chuẩn hoá cũng là một biện pháp để hợp lý hoá sản xuất, kế hoạch hoá nền sản xuất. Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn hoá.
Chương 1. khái niệm chung
+. Chức năng chất lượng: Việc quy định chất lư ợng sản phẩm là 1 công việc khó khăn, phức tạp. +. Chức năng thông nhất hoá: Xã hội ngày càng phát triển, quá trình lao động càng phân hoá và phức tạp hơn, ngày càng xuất hiện nhiều công cụ lao động hơn.
+. Chức năng lắp lẫn: Sản xuất ngày càng phát triển thì số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ, chi tiết máy ngày càng nhiều. Trong một số máy các chi tiết đều có mối liên hệ nhất định với nhau,
nhiều bộ phận và chi tiết đòi hỏi phải lắp lẫn được với nhau để thuận tiện cho khâu lắp ráp và sửa
Chương 1. khái niệm chung
+. Chức năng tiết kiệm: Tiêu chuẩn hoá là một biện pháp có hiệu lực để hạn chế hao phí lao động của con người
cung như của tư liệu sản xuất. Tiêu chuẩn quy định những yêu cầu về chất lượng, về nguyên vật liệu nhờ đó mà làm cho sản phẩm có giá trị sử dụng thích đáng.
+. Chức năng pháp lý: Những quy định trong tiêu chuẩn về quy cách và chất lượng của sản phẩm là những quy
định thống nhất, hợp lý, có nhiều nhân tố tiến bộ và không tách rời thực tế.
+. Chức năng giáo dục: Trong công tác giảng dạy ở các trư ờng đại học và trung học chuyên nghiệp tiêu chuẩn hoá cần được nêu trong giáo trình để sinh viên quen dần với nguyên tắc tiêu chuẩn hoá, với cách sử dụng tiêu chuẩn vào việc thiết kế, thí nghiệm.