nợ 6 15
TĐ: Dư nợ Trung, Dài han 142 - Số doanh nghiệp còn dư
nợ 82 165
- Dư nợ Tư nhân, hộ GĐ 27 76 39 144%
TĐ: Dư nợ Trung, Dài han 10 10
- Số hộ còn dư nợ 114 223
II Các khoản đầu tư 0
III
Tổng dư nợ cho vay và các
khoản đầu tư (I+II) 300 700 400 134%
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT
Gia Lâm Hà Nội)
Qua biểu trên ta thấy tổng dư nợ đến 31/12/ 2004 đạt 700 tỷ, tăng 400 tỷ ( tăng 134%) so với cùng kỳ năm 2003. So với kế hoạch kế hoạch năm tăng 196 tỷ (tăng39%). Trong đó nội tệ đạt 625 tỷ, tăng 372 tỷ ( tăng 147%) so với năm 2003. Ngoại tệ đạt 75 tỷ, tăng 28 tỷ (tăng 60%) so với năm 2003.
Xét về cơ cấu dư nợ, so với năm 2003:
- Phân theo thời gian, dư nợ ngắn hạn đạt 457 tỷ, tăng 219 tỷ, chiếm tỷ trọng 65%.; trung dài hạn đạt 243 tỷ, tăng 237 tỷ, chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ.
- Phân theo thành phần kinh tế, Khối DNNN đạt 211 tỷ, tăng 123 tỷ, chiếm tỷ trọng 30%. Khối DNNQD đạt 423 tỷ, tăng 238 tỷ, chiếm tỷ trọng 60%. Khối Hộ gia đình và cá thể đạt 66 tỷ, tăng 39, chiếm tỷ trọng 9%.
Dư nợ quá hạn 4,8 tỷ, chiếm tỷ trọng 0,69%/ tổng dư nợ.
Nói chung: Tính đến 31/12 chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ khá. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm, thực hiện chủ trương chung, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng với hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNo quy định, Chi nhánh đã phải hạn chế cho vay và hầu hết chỉ giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký. Nếu như 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng 12%/ tháng, thì 6 tháng cuối năm chỉ tăng 2%/ tháng. Nhìn chung cơ cấu dư nợ là hợp lý, theo đúng định hướng
của NHNo. Dư nợ trung - dài hạn chiếm 35%/ tổng dư nợ (đúng với định hướng hoạt động kinh doanh năm 2004 của HĐQT, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng No&PTNT Việt Nam từ 35% - 40% ).
Dư nợ thuộc khối DNNQD chiếm tỷ trọng 60%. Cơ cấu trên đã tác động tăng hơn lãi suất đầu ra đảm bảo được hiệu quả kinh doanh đồng thời về mặt kinh tế xã hội, sự đầu tư đúng hướng đã phát huy tác dụng của nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Các ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo tín dụng (như thế chấp, cầm cố bảo lãnh) trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính của dự án và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh trong dự án đầu tư và với cam kết là sử dụng vốn đúng mục đích, SXKD có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không trả được nợ. Điều này bất kỳ ngân hàng nào cũng không muốn xảy ra trong hoạt động tín dụng.
- Phân tích biểu nợ quá hạn
Biểu 5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh.
Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2004 Tăng, giảm so với 31/12/2003 Nhóm 2 Số dư %/∑ NQH I Tổng dư NQH 4,8 4,8 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 0,69% 1 NQH DNNN 0 0 2 NQH DNNQD 3 3 3 0,625% 3 NQH HTX 0 0 4 NQH tư nhân, hộ g/đình 1,8 1,8 1,8 0,375% II Nợ chờ xử lý (TK28) 0 0