- Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá từ những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
3.2 Định hướng của Việt Nan trong thu hút đầu từ FDI từ Nhật Bản
Một là, việc thu hút FDI phải được quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.
Hai là, thu hút FDI phải theo hướng có chọn lọc, chỉ thu hút những dự án có chất lượng, sử dụng công nghệ hiện đại,cảivthiện môi trường, tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế. Tuy nhiên, định hướng này không gò ép chỉ những công nghệ cao mới có khả năng đầu tư mà cần có sự linh hoạt ở từng địa phương, cần phù hợp với điều kiện riêng của từng nơi. Thời gian tới chính phủ hai nước sẽ tập trung vào lĩnh vực như
nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, cả kinh tế và xã hội. Các loại hình đầu tư như BOT, BTO … sẽ được triển khai nhiều hơn nữa để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo động lực thu hút nhà đầu tư.
Bốn là, tăng cường hơn nữa nỗ lực, công tác chuẩn bị để thu hút được các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia 38ang đầu thế giới, làm tiền đề cho xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước. Đồng thời, vẫn chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam. Định hướng tới năm 2020, thu hút được 60 tỷ USD vốn FDI từ Nhật Bản.
Năm là, chuyển dần thu hút FDI hướng vào đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có kỹ năng, có tay nghề cao. Phấn đấu trên 75 % lao động có tay nghề cao và đã qua đào tạo.
Việt Nam đang cần một lượng vốn và công nghệ lớn để phát triển nền kinh tế, hoàn thiện quá trình công nghiệp háo hiện đại hóa vào năm 2020. Và nguồn vốn không thể thiếu để thực hiện mục tiêu này là nguồn vốn FDI trong đó FDI Nhật Bản đóng vai trò quan trọng. Với các vấn đề được đặt ra cùng các giải pháp tương ứng. Bài viết hi vọng một phần nào đó giải quyết được các vấn đề còn tồn tại, giữ vững , phát triển quan hệ đối tác, Nhật Bản tiếp tục là nước đầu tư FDI lớn nhất cho Việt Nam. Và trong thời gian tới Việt Nam sẽ thu hút mạnh hơn nguồn vốn FDI từ Nhật Bản .
Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư ngày càng trở nên năng động và luôn có điều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các khu vực và các nước để quyết định hoạt động đầu tư của mình.
Như vậy, để thu hút có hiệu quả FDI từ Nhật Bản, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau nhưng lại gắn bó rất chặt chẽ với nhau như trên. Một mặt, Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, mặt khác cần tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết về đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước.
Việt Nam đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trên thực tế thì nhiều nước đang thực sự "trải thảm đỏ" mời các nhà đầu tư. Khi mà quốc tế hoá đời sông kinh tế - xã hội đã và đang có xu thế khách quan của thời đại thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, Việt Nam cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của mình.