Bảng so sánh phương pháp, yêu cầu của giáo dục tiểu học Nhật Bản và Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh giáo dục tiểu học Nhật Bản và Việt Nam từ đó rút ranhững ưu nhược điểm và phương hướng phấn đấu của giáo dục tiểu học ViệtNam (Trang 27 - 28)

tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15- 24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm.

CHƯƠNG 2

SO SÁNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM. NHNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC VIỆ NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VIỆT NAM.2.1 Các biểu bảng so sánh giáo dục tiểu học Nhật Bản và Việt Nam 2.1 Các biểu bảng so sánh giáo dục tiểu học Nhật Bản và Việt Nam

2.1.1 Bảng so sánh phương pháp, yêu cầu của giáo dục tiểu học Nhật Bản vàViệt Nam Việt Nam

Bảng số 1

Giáo dục Nhật Bản Giáo dục Việt Nam

Phát triển con người

Vì mỗi học sinh có khả năng khác nhau nên nhà trường không đặt kỳ vọng rằng tất cả học sinh đều đạt được thành tích xuất sắc như nhau.

Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh/ yếu riêng và mục đích của giáo dục là phân loại và sắp xếp các em dựa theo khả năng phù hợp.

Quan tâm đến học sinh trong lớp học

Mỗi em là một cá thể độc lập và có phương pháp học tập riêng biệt cần được nhà trường tôn trọng.

Mỗi em là một phần của tập thể, do đó nhu cầu của tập thể phải được đặt lên hàng đầu so với nhu cầu của từng cá nhân.

Việc học tập đích thực

Học không chỉ là ghi nhớ một cách hời hợt mà phải là sự đào sâu tìm hiểu về một vấn đề cụ thể và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào các tình

Là việc ghi nhớ các kiến thức. Ghi nhớ và sao chép bằng cách học thuộc lòng là những công cụ học tập quan trọng.

Giáo dục Nhật Bản Giáo dục Việt Nam

huống khác nhau.

Hiểu biết

Bao gồm khả năng phát triển tư duy cá nhân từ những điều được học.

Tự phát triển tư duy không quan trọng bằng việc hiểu và chấp nhận những kiến thức được học.

Đặt câu hỏi trong lớp

Nhằm phát huy tư duy cá nhân, nhà trường khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và nêu ra các ý tưởng.

Học sinh có thể bị xem là vô phép nếu các em hỏi hay thắc mắc về bài giảng của giáo viên.

Phản ánh kết quả học tập

Kết quả học tập được nâng cao khi từng cá nhân chịu khó tìm tòi và khám phá.

Học tập là 1 quá trình tương tác xã hội, chỉ được nâng cao khi học sinh biết tôn trọng quá khứ và từ đó rút ra được những bài học.

Vai trò của giáo viên trong lớp học

Giáo viên đóng vai trò hỗ trợ các em học tập hơn là chia sẻ kiến thức

Giáo viên là người chia sẻ kiến thức và là hình mẫu của sự uyên bác cũng như đức hạnh.

Môi trường học tập

Giáo viên sẽ lồng vào bài giảng của họ những tình huống buộc học sinh phải tự tìm hiểu và khám phá.

Chủ yếu là giáo viên giảng- học sinh lắng nghe và ghi chép lại. Khi thi, các em chỉ cần viết đúng theo những gì đã học trong lớp là đủ. Các em không được khuyến khích diễn đạt bằng chính từ ngữ của mình.

Trách nhiệm của học sinh

Nhà trường dạy các em phải biết tự chiu trách nhiệm đối với việc học của chính mình. Nghĩa là các em tự ghi chú bài tập về nhà, hạn chót nộp bài cũng như hỏi lại giáo viên nếu có bài nào chưa hiểu.

Học sinh chưa được rèn luyện ý thức trách nhiệm trong việc tự học. Vì thế, các bậc phụ huynh thường trông cậy vào giáo viên vì họ sẽ có biện pháp để buộc các em làm bài đầy đủ.

Cách suy nghĩ

Học sinh được rèn luyện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và phương pháp ra quyết định.

Học sinh được rèn luyện kỹ năng mô phỏng và làm theo những điều được mọi người đánh giá cao.

Vai trò của cha mẹ

Cha mẹ đóng vai trò hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục con cái.

Trách nhiệm thuộc về giáo viên, họ phải đảm bảo các em học tập và làm bài đầy đủ.

Chương trình sách giáo khoa

Kiến thức lên quan, thiết thực cho cuộc sống.

Kiến thức quá tải, nặng tính hàn lâm.

Một phần của tài liệu So sánh giáo dục tiểu học Nhật Bản và Việt Nam từ đó rút ranhững ưu nhược điểm và phương hướng phấn đấu của giáo dục tiểu học ViệtNam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w