Thái Nguyên trong giai đoạn khá dài với những bước thăng trầm chung của hệ thống. Đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp, đặc biệt là phương pháp tổng hợp, phân tích với các bảng biểu để mô hình hóa chất lượng, hiệu quả cho vay; sử dụng hệ thống 08 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã đề xuất áp dụng ở Chương 1 để ứng dụng phân tích, chỉ ra những thành tựu và một số tồn tại trong hoạt động cho vay của Chi nhánh rõ ràng, khoa học; từ đó phân tích các nguyên nhân tích cực và hạn chế chủ yếu gồm: (i) Ba nguyên nhân tích cực: một là, Chi nhánh đã đổi mới họat động cho vay theo hướng nâng cao chất lượng cho vay, kiềm chế tăng trưởng dư nợ quá nóng, tập trung xử lý nợ tồn đọng; hai là, các mặt công tác khác cũng liên tục được hoàn thiện, góp phần tăng cường hiệu quả cho vay; ba là, bên cạnh sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với họat động kinh doanh mới, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cao về trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp; (ii) bốn nguyên nhân hạn chê: một là, sự yếu kém, bất cập của các doanh nghiệp; nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả cho vay; hai là, sự thiếu ổn định của cơ chế chính sách, công tác hướng dẫn triển khai không rõ ràng, biện pháp xử lý của các cơ quan Nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất... mà hậu quả cuối cùng là họat động cho vay bị tác động lớn, hiệu quả hạn chế; ba là, chính sách, thể
lệ, chế độ cho vay ngân hàng chưa thống nhất, chặt chẽ; họat động cạnh tranh trong khu vực ngân hàng bên cạnh những yếu tố tích cực, đã xuất hiện một số tồn tại; bốn là, trình độ của nhiều cán
bộ cho vay những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng còn yếu,. khả năng phân tích và nắm bắt doanh nghiệp hạn chế, không độc lập phân tích được tình hình tài chính doanh nghiệp.
3. Đề xuất một số giải pháp nhẳm nâng cao chất lượng cho vay của Chi nhánh ngân hàng Công thương Thái Nguyên với một số định hướng phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam và các giải pháp cụ thể, bao gồm: hệ thống các giải pháp đối với Chi nhánh (tập trung vào hoàn thiện quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định dự án cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, công tác kiểm tra kiểm soát... Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ các Bộ, Ngành, ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô để đưa hoạt động của Ngân hàng Thương mại nói chung, Chi nhánh ngân hàng Công thương Thái Nguyên nói riêng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn trong những năm tới, đứng vững và phát triển mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê.
Bên cạnh những kết quả đạt được, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên kết quả nghiên cứu của đề tài chắc chắn còn hạn chế, sai sót; tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp quan tâm tới đề tài này .Giải pháp đưa ra có ý nghĩa thiết thực trước hết là đối với Ngân hàng Công thương Thái Nguyên nói riêng và đóng góp được phần nào cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại trong và ngoài hệ thống Công thương nói chung./.