Như vậy ở chương này chúng ta đã tìm hiểu một cách khái quát về điện toán đám mây, các điểm lợi mà nó mang lại cũng như những trở ngại mà nhà phát triển dịch vụ nên cân nhắc trước khi sử dụng điện toán đám mây. Đi sâu hơn ta thấy rằng có hai hướng tìm hiểu ứng với hai vai trò sử dụng và cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Do điều kiện không cho phép, trong khuôn khổ đồ án ta chỉ tìm hiểu một dịch vụ đứng trên góc độ người sử dụng. Vì thế ở phần sau, ta sẽ tìm hiểu một dịch vụ nổi tiếng và cũng rất điển hình cho kiểu dịch vụ mức nền tảng là Google App Engine.
Sau khi tìm hiểu tất cả những gì mà GEA cung cấp, ta đã có được hiểu biết cụ thể về một dịch vụ điện toán đám mây. Ta thấy rằng những gì GEA cung cấp là một môi trường phát triển ứng dụng dựa trên những dịch vụ thế mạnh mà Google đã xây dựng sẵn. Điều này thúc đẩy ta xây dựng một ứng dụng trên cở sở các dịch vụ này để có được một khuôn mẫu cũng như kinh nghiệm phát triển ứng dụng trên GEA.
• GEA giới hạn không cho phép tạo thêm luồng mới, điều này gây khó khăn khi triển khai các giải pháp yêu cầu tạo các luồng xử lý mới. Ví dụ như chức năng tải tập tin lên, nếu muốn xử lý nội dung của tập tin đó thì phải xử lý hoàn toàn bằng một giải pháp java. Tuy nhiên nếu thực hiện trên một máy chủ Window/Linux ta có thể cài đặt một công cụ phân tích và gọi hàm console để xử lý.
• GWT và GEA tuy cùng của Google nhưng không hoàn toàn tương thích. Điều này thấy rõ nhất ở việc tổ chức cơ sở dữ liệu, các lớp có thể sử dụng để truyền qua RPC rất hạn chế. Đơn giản như việc truyền các đối tượng kiểu Collection (như List, Map…) là không được. Ta phải chuyển chúng về kiểu mảng cơ bản. Hoặc như dịch vụ blobstore chưa thể truyển dữ liệu của tập tin tải lên qua RPC. • GEA không cho phép tạo mới tập tin, điều này bắt buộc thông tin phải lưu vào cơ
sở dữ liệu.
• GEA cũng không tương thích với tất cả framework phổ biến hiện nay. Như Hibernate hoàn toàn không tương thích, Struts cần work-around mới có thể hoạt đông.
• GEA gắn chặt với giao thức HTTP, và một số cổng nhất định (80,443). Điều này gây hạn chế cho các loại ứng dụng yêu cầu các giao thức khác.
a) Kết quả thu được:
Trong quá trình làm đồ án, em đã đạt được một số kết quả sau: • Hiểu rõ các lợi ích của điện toán đám mây.
• Tìm hiểu được một cài đặt cụ thể của điện toán đám mây là dịch vụ GEA. • Làm chủ được môi trường phát triển ứng dụng Java của GEA.
Do thời gian han hẹp của quá trình làm đồ án và việc thực hiện đồ án một mình nên chương trình chỉ thực hiện các chức năng cơ bản nhằm liên kết các dịch vụ của GEA vào trong một ứng dụng thực tế và không tránh khỏi có thể có lỗi hay các xử lý có thể mang tính chủ quan.