NHữNG Kĩ NĂNG GIAO TIếP

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông sức khỏe (Trang 25 - 26)

Khi tiến hành thực hiện các hoạt động TT-GDSK, ng−ời làm công tác này cần rèn luyện nâng cao những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng t− vấn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Một số kĩ năng cơ bản mà ng−ời làm công tác TT-GDSK cần phải có khi thực hiện TT-GDSK đ−ợc trình bày d−ới đây:

7.1. Kĩ năng làm quen

Cần chào hỏi thân mật, nêu rõ lí do và mục đích của cuộc gặp gỡ với đối t−ợng. Cần chú ý đến những đặc điểm tâm lí của đối t−ợng để có cách ứng xử thích hợp.

7.2. Kĩ năng quan sát

Quan sát để giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe. Có thể trao đổi để giải quyết ngay một số vấn đề khi quan sát đ−ợc tại cộng đồng. Hơn nữa, quan sát để cảm nhận thái độ của đối t−ợng để điều chỉnh ứng xử.

7.3. Kĩ năng đặt câu hỏi

− Có hai loại câu hỏi, đó là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

− Khôn khéo, không để cho đối t−ợng biết là họ bị kiểm tra. Đặt câu hỏi tập trung vào các vấn đề đã GDSK. Kết hợp với câu hỏi đóng và mở. Bổ sung ngay cho đối t−ợng khi thiếu hụt.

Khi đặt câu hỏi cần chú ý:

− Câu hỏi có rõ ràng, dễ hiểu ch−a? Câu hỏi phải ngắn, không cần phải giải thích cách trả lời.

− Có phù hợp với đối t−ợng không? Tập trung vào vấn đề trọng tâm. Sau khi đặt câu hỏi cần giữ im lặng. Chỉ nên hỏi từng câu hỏi một. Nên hỏi xen kẽ câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

7.4. Kĩ năng lắng nghe

Lắng nghe nghĩa là không chỉ nghe bằng tai mà phải nghe bằng cả mắt, cử chỉ, dáng điệu. Nhìn vào mắt ng−ời nói thể hiện thân thiện, khích lệ ng−ời nói. Không đột ngột ngắt lời ng−ời nói. Không làm việc khác, nói chuyện, nhìn đi nơi khác. Kiên trì, không thể hiện sự sốt ruột khó chịu.

7.5. Kĩ năng trình bày, giải thích

− Trình bày những nội dung cần trao đổi rõ ràng, theo trình tự, logic. − Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, quen thuộc với đối t−ợng.

− Nắm chắc vấn đề cần giải thích, giải thích đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi, thắc mắc đối t−ợng nêu ra.

Giải thích ngắn gọn, súc tích, sử dụng từ ngữ dễ hiểu. Sử dụng các ví dụ và tranh ảnh, tài liệu minh họa để giải thích nếu có. Giải thích tất cả mọi câu hỏi mà đối t−ợng đã nêu ra. Tôn trọng đối t−ợng, không tỏ thái độ coi th−ờng họ.

7.6. Kĩ năng sử dụng tài liệu truyền thông – giáo dục sức khoẻ

Sử dụng các tài liệu đã đ−ợc chính thức l−u hành để minh họa. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ. Chỉ cho đối t−ợng thấy rõ tài liệu. Giải thích rõ theo cấu trúc logic của tài liệu.

7.7. Kĩ năng khuyến khích động viên, khen ngợi

Không đ−ợc phê phán những hiểu biết, việc làm ch−a đúng hay ch−a làm của đối t−ợng. Cố gắng tìm ra những điểm tốt của đối t−ợng để khen ngợi dù là nhỏ. Tạo mọi điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối t−ợng thực hiện thực hành thay đổi hành vi.

TT-GDSK bằng các ph−ơng pháp đa dạng là can thiệp chủ yếu nhằm thay đổi

hành vi cá nhân. Chính vì vậy các cán bộ làm công tác giáo dục truyền thông cần xác định đ−ợc hành vi cá nhân ảnh h−ởng đến sức khỏe nh− thế nào và yếu tố nào ảnh h−ởng đến hành vi. Từ đó vận dụng các lí thuyết cơ bản về hành vi vào những giải pháp can thiệp phù hợp, đồng thời tác động điều chỉnh các chính sách, thay đổi môi tr−ờng để tạo nên một môi tr−ờng thuận lợi cho cá nhân thay đổi hành vi.

Nội dung thảo luận

− Làm thế nào để thực hiện một ch−ơng trình TT-GDSK hiệu quả cho một vấn đề sức khỏe tại địa ph−ơng?

− Tai nạn giao thông đang là một vấn đề y tế công cộng ở Việt Nam hiện nay. Một trong các nguyên nhân chính là ý thức chấp hành luật giao thông của ng−ời dân còn kém. Bạn hãy phân tích các yếu tố ảnh đến ý thức chấp hành luật lệ giao thông của ng−ời dân ở Việt Nam và đề ra các hình thức can thiệp truyền thông -giáo dục phù hợp.

TμI LIệU THAM KHảO

1. Gochman DS., (1988). Health Behavior. Emerging Research Perspectives, USA

2. John Hubley, (2004). Communicating Health. An action guide to Health eduction and Health Promotion. 2nd Edition, MacMillan, p:47-65; 88-105; 127-163

3. John Kemn, Ann Close, (1995). Health Promotion - Theory and Practice. MacMillan Press Ltd.

4. Linda E., Simnett I.,(1999). Promoting Health -A Practical Guide, London- New York- Toronto. Fourth Ed.

5. Naidoo, J. and Wills, J. (2000). Health Promotion - Foundations for Practice (2nd Ed), Harcourt Publishers Limited, London.

Một phần của tài liệu Phương pháp truyền thông sức khỏe (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)