XI Tổng lợi nhuận trước thuế 116.352.625 381.385.251 535.876
b, Về cơ cấu vốnhuy động
* Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng huy động vốn
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động tại Hội sở Miền Bắc TPBank giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 `Năm 2014 So sánh năm 2013
với năm 2012 So sánh năm 2014 với năm 2013 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn huy động 10.111.443 100 22.153.009 100 24.176.891 100 12.041.566 2.023.882 Vốn huy động từ dân cư 8.150.846 80,61 14.352.003 64,79 15.257.643 63,11 6.201.157 76,08 905.640 6,3 Vốn huy động của TCTD & TCKT khác 1.960.597 19,39 7.801.006 35,21 8.919.248 36,89 5.840.409 298 1.118.242 14,33
Nguồn: phòng kế toán tài chính cung cấp
Vốn huy động từ dân cư :Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là từ dân cư , đây là nguồn huy động quan trọng bậc nhất của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng vốn huy động của chi nhánh trong giai đoạn 2012 – 2014. Cụ thể, trong năm 2012, vốn huy động của Hội sở từ dân cư đạt 8.150.846 triệu đồng (chiếm 80,61% vốn huy động). Năm 2013 nguồn huy động này tiếp tục tăng lên đạt 14.352.003 triệu đồng (chiếm 64,79% vốn huy động) tăng 6.201.157triệu đồng tương ứng tăng 76,08% so với năm 2012. Đến năm 2014, nguồn huy động từ dân cư của Hội sở tiếp tục tăng và đạt mức 15.257.643triệu đồng tăng 905.640triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 6,3%. Có thể thấy vốn huy động của Hội sở tăng nhanh chóng qua các năm nguyên nhân là do Hội sở xác định được mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu để nhằm mục đích sinh lợi. Trong những năm qua, Hội sở đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó Hội sở còn nghiên cứu đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng cùng với đó Hội sở ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Nhờ vậy mà trong giai đoạn 2012 – 2014, giai đoạn biến động đầy khó khăn
của ngành ngân hàng với những cuộc chạy đua lãi suất không ngừng nghỉ, chi nhánh vẫn có được một tốc độ tăng trưởng nguồn huy động từ dân cư ở mức khá cao và giúp tăng quy mô vốn tạo điều kiện cho những hoạt động khác của chi nhánh đạt hiệu quả tốt.
Vốn huy động của các TCTD & TCKT khác:Qua bảng số liệu ta thấy được nguồn này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn này tục qua các năm. Cụ thể: năm 2012, vốn huy động của các TCTD và TCKT đạt mức 1.960.597triệu đồng (chiếm 19,39% tổng vốn huy động) sang năm 2013, nguồn huy động này đã tăng lên và đạt 7.801.006triệu đồng (chiếm 35,21% tổng vốn huy động) tăng 5.840.409triệu đồng so với năm 2012 tương đương với tốc độ tăng trưởng là 298% và đến năm 2014 nguồn huy động từ các TCTD và TCKT khác tiếp tục tăng và đạt 8.919.248triệu đồng (chiếm36,89% tổng vốn huy động) tăng 1.118.242triệu đồng tương ứng tăng 14,33% so với năm 2013.Để có được kết quả này là do chi nhánh ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng,.. nên đã tạo được nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD và TCKT khác trên địa bàn. Mặt khác nguồn huy động này tăng lên cũng cho thấy mối quan hệ giữa chi nhánh với các TCTD khác ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho chi nhánh trong quan hệ hợp tác thanh toán bù trừ lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.
* Cơ cấu vốn phân theo kì hạn:
Bảng 5: Cơ cấu vốn huy động tại Hội sở Miền Bắc TPBank phân theo kỳ hạn huy động vốn giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 `Năm 2014 So sánh năm 2013 với năm 2012
So sánh năm 2014 với năm 2013
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng nguồn vốnhuy động 10.111.443 100 22.153.009 100 24.176.891 100 12.041.566 119 2.023.882 9,14 Huy động vốn ngắn hạn 5.343.784 52,85 16.356.837 73,84 16.732.423 69,21 11.013.053 206,09 375.586 2,30 Huy động vốn trung hạn 3.743.582 37,02 4.355.243 19,66 5.132.442 21,23 611.661 16,34 777.199 17,85 Huy động vốn dài hạn 1.024.077 10,13 1.440.929 6,50 2.312.026 9,56 416.852 40,71 871.097 60,45
Nguồn: Phòng kế toán- tài chính cung cấp
- Huy động vốn ngắn hạn: năm 2012 đạt 5.343.784triệu đồng chiếm 37,02% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013, giá trị này đã tăng lên 16.356.837triệu đồng tương ứng chiếm 73,84 % tổng vốn huy động làm cho tốc độ tăng trưởng đạt 206,09% so với năm 2012. Năm 2014,nguồn vốn huy động này đạt 16.732.423triệu đồng( chiếm 69,21% tổng nguồn nguồn vốn huy động) tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 2,3% tăng nhẹ so với năm 2013.Hoạt động huy động vốn ngắn hạn tăng liên tục qua các năm nguyên nhân là do NH luôn đảm bảo duy trì với mức lãi suất phù hợp với quy định của nhà nước và thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, quảng cáo trên các tạp chí của ngành, sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại....
- Huy động vốn trung hạn: năm 2012 đạt 3.743.582triệu đồng tương ứng 41,67% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013, giá trị này đã tăng lên 4.355.243 triệu đồng( chiếm 19,66% tổng vốn huy động) tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 16,34% so với năm 2012. Bước sang năm 2014, nguồn vốn huy động này đạt 5.132.442triệu (chiếm 21,23% tổng vốn huy động) tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 17,85% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động trung hạn có sự tăngtrưởng liên tục qua các năm nghiên cứu.TPBank đã phát triển các sản phẩm, dịch vụriêng cho từng kỳ hạn huy động vốn song song với việc cảitiến nhiều dịch vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng; nâng cao chấtlượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, các chương trình thúc đẩy bán hiệu quả giúp đẩymạnh huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoảncủa Ngân hàng. Nguyên nhân là do người dân lo ngại lạm phát tăng cao, lãi suất chưa đủ hấp dẫn,có nhiều kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng, USD...Mặc dù, các kênh đầu tư này không thường xuyên đem lại lợi nhuận, nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng có thể đem về mức lợi nhuận lớn, nên người dân sẵn sàng gửi tiền tại ngân hàng với kỳ hạn ngắn, dù lãi suất có thấp, nhằm
mục đích có thêm cơ hội rút tiền chuyển sang các kênh đầu tư nói trên khi cần thiết.
- Huy động vốn dài hạn : qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, hoạt động huy động vốn dài hạn đạt 1.024.077triệu đồng chiếm 10,13% tổng vốn huy động. Năm 2013, huy động vốn dài hạn đạt 1.440.929triệu đồng, chiếm 6,50 % tổng vốn huy động, tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 40,71%. Bước sang năm 2014, nguồn vốn huy động này tiếp tục tăng lên 2.312.026 triệu đồng đạt 9,56% trong tổng vốn huy động tương ứng tăng 60,45% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động dài hạn tăng về giá trị qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân là do mức lãi suất huy động vẫn còn khá thấp trong một khoảng thời gian tương đối dài, tâm lý e ngại lạm phát tăng cao, rủi ro về tỷ giá, sản phẩm chưa đa dạng đủ hấp dẫn khách hàng gửi tiền vào ngânhàng...