Chính sách phát triển thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 89)

Nƣớc ta có rất nhiều thuận lợi cho phát triển thủy sản, tuy nhiên để thủy sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn và hoạt động có hiệu quả thì Nhà nƣớc phải đặc biệt quan tâm thông qua một hệ thống chính sách, pháp luật. Theo nhƣ văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã đƣa ra định hƣớng phát triển ngành thủy sản: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vƣơn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn, nhất là nuôi tôm, theo phƣơng thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trƣờng. Tăng cƣờng năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở dịch vụ hạ tầng nghề cá. Giữ gìn môi trƣờng biển và sông nƣớc, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Trong đó, Đảng và nhà nƣớc ta đã đƣa ra các chính sách, biện pháp đẩy mạnh đầu tƣ phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khắc phục tình trạng khai thác tới trần và nhằm tận dụng tối đa lợi thế, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con ngƣời và nhu cầu chế biến xuất khẩu hàng thủy sản.

Sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc là một điều kiên thuận lợi cho đầu tƣ phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng thêm hiệu quả và ngành thủy sản sẽ luôn là ngành kinh tế mũi nhọn, vƣơn lên vị trí hàng đầu trong khu vực Những chính sách đặc thù về phát triển nuôi trồng thủy sản của Trung ƣơng trong giai đoạn hiên nay nhƣ: Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nƣớc

84

đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến 2020; Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020… trong đó quan tâm hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng NTTS, ƣu đãi về đất mặt nƣớc, đất phát triển NTTS…

2.2.5. Những yếu tố thuận lợi của địa phương đối với sự phát triển nuôi trồng thủy sản

Với những tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phƣơng là yếu tốt thuận lợi cho sự phát triển NTTS của địa phƣơng thì Hà Tĩnh nói chung và Thạch Hà nói riêng cũng đặc biệt chú trọng đến sự phát triển NTTS.

Năm 2012, Hà Tĩnh đã xây dựng các quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản theo từng loại hình nuôi đến năm 2020 đó là Quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản mặn lợ, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt và Quy hoạch phát triển nuôi Tôm trên cát.

Bên cạnh đó Hà Tĩnh cũng đã ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong đó có sản phẩm Tôm nuôi; ban hành một số chính sách phát triển thủy sản tại Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính chách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn năm 2011-2015, trong đó hỗ trợ phát triển về giống thủy sản, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào vùng NTTS tập trung, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhƣ: nuôi Tôm thâm canh, nuôi thủy sản bằng lồng, nuôi thủy sản trong bể xi măng, đƣa giống mới thủy sản vào địa bàn…; ban hành Quyết định 26, quyết định 09 về hỗ trợ lãi suất vay

85

vốn đầu tƣ phát triển sản xuất từ nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới…

Thạch Hà cũng đã ban hành danh mục sản phẩm chủ lực của huyện đến năm 2020 trong đó sản phẩm Tôm nuôi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)