2. Tiến hành thuyết trình Các vấn đề tổ chức:
NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu).
Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu). và để quý vị hiểu rõ, chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau đây.
Vào một ngày đẹp trời nào đó, vô tình bạn ghé vào một cửa tiệm bán quần áo, tiệm được trang trí gọn gàng, nhân viên bán hàng xinh đẹp và đặc biệt rất niềm nở chu đáo. Sau khi giúp bạn thử quần áo đến 50 lần mà vẫn tươi cười vui vẻ. Cuối cùng bạn cũng lựa chọn được bộ quần áo vừa ý, chất liệu vải rất tốt, màu sắc rất đẹp, thế nhưng thật ngạc nhiên vì giá cả cũng rất rẻ. Bạn cảm thấy rất hài lòng với bộ quần áo mới mua đó. Rồi khi về nhà bạn nói chuyện lại cho bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, và như vậy là bạn đã vô tình quảng cáo cho cửa hàng đó.
Đến một ngày nào đó, bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn cũng có nhu cầu và họ tìm đến cửa hàng này. Kết quả là họ cũng rất hài lòng và rồi lại giới thiệu đến những người khác.
Đó chính là tâm lý chung của mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào tốt mà chúng ta cảm thấy hài lòng, chúng ta thường có thói quen kể lại, chia sẻ lại, truyền miệng lại cho những người bạn, đồng nghiệp và gia đình chúng ta. Đó được gọi là nguyên lý chia sẻ.
Nguyên lý thứ hai gọi là nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội tăng) tăng theo cấp số nhân là như thế nào, có một câu chuyện kể như thế này:
Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một ông vua rất thích chơi cờ. Một hôm có một người nông dân phát minh ra một cách chơi cờ mới mà ngày nay được gọi là cờ vua, ông ta liền mang đến dâng cho Quốc Vương. Quốc Vương rất hài lòng và nói rằng: "Nhà ngươi muốn ta ban thưởng gì". Người nông dân đáp rằng: "Thần không ước muốn gì cao xa, chỉ xin Quốc Vương đặt lên ô bàn cờ thứ nhất 1 hạt gạo, ô thứ hai 2 hạt gạo, ô thứ ba 4 hạt và cứ thế, mỗi ô sau số hạt gạo được đặt gấp đôi ô trước. Khi đặt đầy 64 ô cờ là hạ thần mãn nguyện vô cùng". Vừa nghe xong Quốc Vương liền cười lên và gật đầu đồng ý. Thế nhưng rồi khi đem ra thực thi thì Quốc Vương nọ đã phải vét kho đến hạt gạo cuối cùng rồi mà vẫn không trả đủ cho người nông dân ấy.
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được uy lực mạnh mẽ của cấp số nhân. Nó đã tập trung được sức mạnh của nhiều người trong khoảng thời gian ngắn nhất để tạo nên một hiệu quả nhanh nhất.
Đối với công việc phát triển mạng lưới cũng vậy, thời điểm ban đầu rất chậm vì bạn phải tuyển chọn từng người một cho đến khi có được người thật sự thích thú với công việc giống như bạn. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì từ 2 người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người. Công việc thật chậm chạp và chán nản. Thế nhưng khi bạn đã có 500 người trong mạng lưới thì từ 500 thành 1000 và từ 1000 thành 2000 rất là nhanh.