Chương 03: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận ăn uống trong khách sạn Công Đoàn Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn công đoàn việt nam (Trang 27)

uống trong khách sạn Công Đoàn Việt Nam

Ngày nay trong du lịch, tất cả các khách sạn đều được thiết kế theo tiêu chuẩn chung những sản phẩm hữu hình. Chính vì vậy mà giữa các khách sạn cùng đẳng cấp sẽ không có sự khác biệt nhiều, có chăng chỉ là sự khác biệt về vị trí xây dựng khách sạn mà thôi, các khách sạn cũng chỉ cạnh tranh nhau bằng những dịch vụ, sản phẩm vô hình của mình. Các doanh nghiệp nói chung và các khách sạn nhà hàng nói riêng, muốn có chổ đứng lâu dài trên thị trường ngày nay phải tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc đáo, thu hút khách hàng, càng ngày phải càng nâng cao các sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí là trên cả sự mong đợi của khách hàng.

3.1. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố hữu hình đầu tiên trong phục vụ mà khách hàng có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Qua đó, khách sạn có thể tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp chp khách hàng tiêu dùng sản phẩm ăn uống và dịch vụ trong nhà hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt kết hợp với đội ngũ nhân viên phục vuh lành nghề thì chất lượng phục vụ mới tốt.

 Khu vực bếp: Bố trí lại trang thiết bị tại khu vực bếp thành một khu liên hoàn, liên tục để đảm bảo tốc độ phục vụ khách.

 Lát nền bằng vật liệu chống trơn trượt tạo điều kiện cho nhân viên bàn, bếp làm việc dễ dàng  Nâng cao công tác bảo dưỡng vệ sinh do trang thiết bị chế biến món ăn hơn nữa để đảm bảo vệ

sinh cũng như tuổi thọ của các trang thiết bị.

 Khu vực nhà hàng: Trang trí lại phòng ăn thật hấp dẫn mới lạ, có thể treo thêm tranh ảnh trang trí mang phong cách cổ truyền. Có thể thiết kế thêm một số cây cảnh tạo nên sức sống thiên nhiên, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho khách khi ăn. Cần làm hệ thống cách âm giữa phòng đệm và phòng ăn, tạo sự yên tĩnh cho khách khi ăn. Thay đổi cách kê bàn ghế để tránh sự nhàm chán, đơn điệu đồng thời thuận tiện cho nhân viên phục vụ bưng bê đồ ăn thức uống.

 Tăng cường đồng bộ hóa toàn bộ dụng cụ phục vụ như:bát đĩa, cốc chén, xe đẩy…thay thế những trang thiết bị đã cũ, lỗi thời bằng những trang thiết bị mới cho phù hợp với tình hình phát triển thị hiếu chung.

 Cải tiến đồng phục của nhân viên đẹp mắt hơn.

3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống .

Chất lượng của món ăn, đồ uống phụ thuộc vào người đầu bếp, để có được những món ăn ngon phải có những người đầu bếp tài hoa được đào tạo không chỉ qua trường lớp mà phải rèn luyện thực tế. Khi nhu cầu ăn uống ngày càng nâng cao thì khách sạn sử dụng yếu tố chất lượng sản phẩm ăn uống như là một công cụ sắc bén để thu hút được khách hàng đến với khách sạn. Thực khách đến với nhà hàng có thể do nhân viên phục vụ chu đáo tận tình, các món ăn đa dạng phong phú, thức ăn ngon hợp khẩu vị và mới lạ… Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống khách sạn cần phải:

 Khách sạn nên cử đầu bếp của mình tham gia các hội thi về nấu ăn, qua đó để có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm, kiến thức nghiệp vụ, nâng cao hơn nữa chất lượng món ăn và tận dụng vào thực tiễn kinh doanh của khách sạn.

 Chế biến nhiều món ăn đặc sản của riêng mình sao cho phù hợp và lôi cuốn khách bằng tính độc đáo và chất lượng món ăn.

 Đưa ra nhiều thực đơn, món ăn có lợi như món ăn Nhật, Trung Quốc nhằm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm có chức năng chữa bệnh cho khách, do thị trường này ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó khách sạn cần đưa thêm món ăn Việt Nam vào thực đơn, khai thác các món đặc sản của địa phương mà khảo sát khách rất ưa chuộng.

3.3. Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên

Khách sạn muốn kinh doanh có hiệu quả chắc chắn phải xây dựng được một phong cách phục vụ văn minh, lịch sự và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ mà người thực hiện là đội ngũ nhân viên phục vụ, Vì vậy cần phải:

 Bồi dưỡng khả năng giao tiếp và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên, khách sạn nên tổ chức những buổi học để nâng cao khả năng ngoại ngữ và bồi dưỡng cho nhân viên những kiến thức gioa tiếp với khách hàng, tâm lý khách hàng và cách ứng xử để nhân viên có điều kiện học hỏi trau dồi kinh nghiệm.

 Nâng cao sự hiểu biết của nhân viên về kiến thức văn hóa dân tộc, đặc biệt là những hiểu biết về văn hóa ẩm thực của Việt Nam và một số thực phẩm của một số nước trên thế giới để hướng dẫn giúp đỡ khách tiêu dùng sản phẩm. Sự hiểu biết của nhân viên phục vụ là rất quan trọng giúp cho họ có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn đặc biệt là khách quốc tế. Đây là một trong những yếu tố gây ấn tượng tốt cho khách hàng, giúp khách sạn thu hút được một số lượng khách lớn đến với nhà hàng.

 Cần tổ chức và phân công lao động hợp lý: Số lượng lao động của bộ phận ăn uống hiện nay là 47 người. Họ phải làm việc khá nhiều phục vụ cả ăn uống và hội họp. Khi có khách động đặt tiệc thì lượng lao động này phải làm việc với cường độ cao. Vì vậy để giảm bớt cường dộ lao động và đảm bảo chất lượng phục vụ khách sạn cần tuyển thêm lao động bên ngoài, tuy nhiên việc tuyển thêm như thế nào cần tính toán chi tiết để tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt lao động. Việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý ở từng nhà hàng góp phần tạo nên phong cách phục vụ hợp lý, giúp cho nhà hàng khai thác một cách hữu hiệu năng lực người lao động.

3.4. Tăng cường công tác quản trị chất lượng

Đối với mỗi nhà cung ứng, chất lượng luôn nhận được sự quan tâm lớn nhất đối với các sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Chất lượng chỉ là một khái niệm tương đối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đời sống con người được nâng cao, nhu cầu của họ ngày càng cao cấp hơn. Lúc này giá cả của sản phẩm dịch vụ không còn là vấn đề lớn đối với người tiêu dùng mà họ quan tâm nhiều đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ đó. Sản phẩm nào có chất lượng tốt, đáp ứng được nhiều nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm đó có tính cạnh tranh cao và sẽ tồn tại. Do đó để có chất lượng phục vụ tốt đòi hỏi công tác quản lý chất lượng phải được khách sạn đưa lên hàng đầu và được thực hiện không đầy đủ, lỏng lẻo, tất yếu sẽ dẫn đến các lỗ hổng dịch vụ. Chính vì thế, khách sạn sẽ có hướng đi đúng đắn, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi khách sạn thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi khách sạn thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng. Đặt biệt là trong kinh doanh ăn uống thì quản lý chất lượng không chỉ được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác mà còn phải làm tốt ngay từ đầu, không được sai sót.

Do tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng phục vụ ăn uống và để công tác quản lý chất lượng ăn uống hiệu quả hơn, bộ phận ăn uống khách sạn Công Đoàn Việt Nam nên quản trị quá trình phục vụ ăn uống theo vòng tròn Deming: trước hết xây dựng và đề xuất với ban giám đốc khách sạn những chuẩn mực về chất lượng phục vụ của nhân viên phục vụ ăn uống nhằm đáp ứng một cách tốt nhất sự trông đợi của khách hàng. Tiếp đó ban quản lý cần kết hợp với trưởng bộ phận và các giám sát viên thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu trong quá trình phục vụ, đồng thời có những xử phạt rỏ ràng đối với các lỗi vi phạm nhằm đảm bảo cung cấp cho khách dịch vụ tốt ngay từ đầu. Thường xuyên so sánh khách sạn mình với khách sạn đồng hạng để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh từ đó có giải pháp điều chỉnh, khắc phục và xây dựng các biện pháp phòng ngừa cũng là một phương pháp để nâng cao chất lượng phục vụ ăn uống.

3.5. Thêm nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệuchuyên nghiệp cho khách sạn đểđảm bảo chất lượng và giữ được giá sản phẩm ở mức ổn định. đảm bảo chất lượng và giữ được giá sản phẩm ở mức ổn định.

Sản phẩm ăn uống muốn được tươi ngon, đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ thì phải có được những nguyên liệu tươi ngon,đảm bảo. Chính vì vậy vai trò của các nhà cung ứng là hết sức quan trọng, tuy nhiên không vì thế mà phải phụ thuộc vào một nhà cung ứng vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung ứng có nguyên liệu tốt, khách sạn nên xem xét để cho họ thêm nhiều nhà cung ứng nguyên vật liệu ruột cho mình. Nếu làm được điều này thì khách sạn sẽ có rất nhiều cái lợi.

+ Nếu có nhiều nhà cung cấp thì khách sạn có nhiều cơ hội để có được nguyên liệu tốt, tươi mà giá cả lại có thể thỏa thuận được. Nếu giá thành nguyên vật liệu đầu vào thấp thì khách sạn có thể giảm giá các sản phẩm ăn uống mà không bị lỗ hơn nữa lại kích thích được khách hàng tiêu dùng nhiều hơn nữa sẽ làm tăng doanh thu cho khách sạn.

+ Nếu có nhiều nhà cung cấp thì khách sạn sẽ không bị ép giá nguyên liệu, nếu nhà cung cấp này đưa ra giá quá cao thì khách sạn có thể lựa chọn nhà cung cấp khác có giá thấp hơn mà vẫn có được nguyên liệu tốt tương đương.

+ Nếu các nhà cung cấp thấy khách sạn có nhiều nhà cung cấp khác ngoài mình ra thì sẽ cố gắng đưa ra các ưu đãi cho khách sạn như về giảm giá nguyên liệu, chiết khấu thanh toán cho khách sạn để khách sạn lựa chọn doanh nghiệp mình làm nhà cung ứng chứ không phải nhà cung ứng khác.

Ngành kinh doanh khách sạn trên thế giới nói chung và kinh doanh khách sạn ở Việt Nam nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải chuyển đổi hướng từ số lượng giá cả sang chất lượng. Chất lượng dịch vụ ăn uống là một màng phục vụ nhỏ trong toàn bộ quy trình phục vụ của khách sạn song nó góp phần quan trọng trong việc thu hút khách và hoàn thiện nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất.

Trong thời gian hai tháng nghiên cứu về khách sạn Công Đoàn Việt Nam em thấy chất lượng phục vụ tại các nhà hàng của khách sạn được cải thiện rõ rệt, song vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng nhà hàng đã và đang cố gắng hoàn thiện, đồng thời phát huy những mặt mạnh của mình để vươn lên cạnh tranh với các cơ sở khác trong khu vực. Thông qua cơ sở lý luận về chát lượng phục vụ ăn uống trong khách sạn

Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn Giáo trình kinh doanh khách sạn

Các trang web của khách sạn công đoàn Việt Nam: http://www.trade-union.com.vn/

http://www.trade-union.com.vn/new_details.aspx?id=399

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn công đoàn việt nam (Trang 27)