Kế toán vốn bằng tiền.

Một phần của tài liệu Tổ chức Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu Dầu khí Hà Nội (Trang 25)

2.4.2.1 Nội dung

- Khái niệm: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của công ty thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

- Nguyên tắc: + Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam;

+ Các loại ngoại tệ quy đổi ra Đồng Việt Nam theo quy định và được theo dõi chi tiết riêng từng loại ngoại tệ trên TK 007 (ngoại tệ các loại). + Các loại vàng, bạc, kim khí đá quý được đánh giá bằng tiền tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế, đồng thời được theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, mẫu mã, quy cách phẩm chất từng loại.

+ Vào cuối mỗi kỳ kế toán lại điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo giá thực tế.

2.4.2.2 Đặc điểm

- Tiền mặt là khoản vốn bằng tiền tại đơn vị được thủ quỹ có trách nhiệm quản lý. Tiền mặt bao gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí, đá quý, tín phiếu, ngân phiếu. Thủ quỹ là người có trách nhiệm quản lý thu chi tiền mặt tại quỹ, đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm và độc lập với công tác kế toán.

- Tiền gửi ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính. Đối với tiền gửi ngân hàng do kế toán ngân hàng phụ trách, mở sổ theo dõi chi tiết tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu, theo dõi, xử lý chênh lệch nếu có phát sinh.

- Các khoản thu chi bằng ngoại tệ: việc hạch toán quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh.

2.4.2.3 Chứng từ, Tài khoản kế toán và sổ sách sử dụng 1. Chứng từ sử dụng:

- Phiếu thu, phiếu chi, bảng kê vàng bạc đá quý, bảng kiểm kê quỹ; - Giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của ngân hàng, uỷ nhiệm thu,

uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản….. 2. Tài khoản kế toán

- TK 111-Tiền Mặt;

- TK 112-Tiền gửi ngân hàng. 3. Hệ thống Sổ sách

- Sổ quỹ tiền mặt;

- Sổ kế toán chi tiết tiền mặt; - Sổ tiền gửi ngân hàng;

- Sổ cái TK 111, 112. 4.Quy trình ghi sổ

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Đ/chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ

2.4.2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ 1. Thu(chi) tiền mặt

- Kế toán tiền mặt viết phiếu thu(chi) (3 liên); - Trình kế toán trưởng ký duyệt (3 liên);

- Phiếu thu chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt (3 liên)-lưu liên 1; - Chuyển liên 2,3 cho thủ quỹ;

- Thủ quỹ thu(chi) tiền và ký nhận vào phiếu thu(chi) (2 liên);

- Chuyển phiếu thu(chi) cho người nộp(nhận) tiền ký nhận (2 liên)- người nộp(nhận) tiền giữ lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ, thủ quỹ ghi sổ quỹ;

- Thủ quỹ chuyển phiếu thu(chi) (liên 2) cho kế toán tiền mặt; PT, PC, GBN, GBC

Sổ quỹ TK 111, 112 Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 111, 112

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 111, 112 Bảng tổng hợp chi tiết TK 111, 112

- Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt;

- Chuyển phiếu thu(chi) cho bộ phận kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả phiếu thu(chi) về cho kế toán tiền mặt;

- Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu(chi). 2. Thu tiền gửi ngân hàng

- Ngân hàng phục vụ đơn vị nhận uỷ nhiệm chi của khách hàng( liên 2,3);

- Ngân hàng chuyển uỷ nhiệm chi cho kế toán tiền gửi ngân hàng nhận, cuối ngày ngân hàng phát hành giấy báo số dư tài khoản; - Kế toán ngân hàng ghi sổ kế toán TGNH;

- Kế toán ngân hàng chuyển uỷ nhiệm chi cho bộ phận kế toán liên quan

- Kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả uỷ nhiệm chi cho kế toán ngân hàng

- Kế toán ngân hàng lưu chứng từ. 3.Chi tiền gửi ngân hàng( rút về quỹ tiền mặt)

- Kế toán TGNH viết séc; - Kế toán trưởng ký séc;

- Kế toán TGNH nhận lại séc đã ký; - Chuyển séc cho người lĩnh tiền; - Nộp séc vào ngân hàng;

- Ngân hàng làm thủ tục chi tiền và người nhận tiền ký nhận;

- Người lĩnh tiền về viết giấy nộp tiền chuyển cho bộ phận kế toán tiền mặt;

- Kế toán tiền mặt viết phiếu thu; - Thủ quỹ thu tiền;

- Kế toán TGNH ghi sổ kế toán TGNH và lưu chứng từ.

2.4.3.Kế toán tài sản cố định

2.4.3.1.Khái niệm và đặc điểm:

1. Khái niệm: Tài sản cố định trong công ty là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty và giá trị của nó được chuyển dần dần, giá trị từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra.

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành( theo quy định hiện nay là 10 triệu đồng trở lên).

2. Đặc điểm:

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và không thay đổi hình thái vật chất ban đầu;

- Có giá trị lớn, bị hao mòn dần và giá trị được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra;

- Thời gian sử dụng lâu dài thường trên 1 năm. 3. Yêu cầu quản lí TSCĐ

- Kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở công ty, có kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng kịp thời;

- Quản lí chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ, đảm bảo thu hồi vốn đầy đủ.

4. Nhiệm vụ:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ công ty;

- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng; - Tham gia lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi phí sữa chữa TSCĐ;

- Tham gia công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại tài sản trong trường hợp cần thiết.

2.4.3.2.Phân loại TSCĐ

- Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các TSCĐ trong công ty thành các loại, nhóm TSCĐ có cùng tính chất, đặc điểm theo tiêu thức nhất định:

Phân loại theo hình thái biểu hiện gồm có TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - Phân loại theo quyền sở hữu: TSCĐ thuộc sở hữu của công ty và TSCĐ đi

thuê.

- Phân loại theo nguồn hình thành

• TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay;

• TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung;

• TSCĐ nhận góp vốn liên doanh, liên kết. - Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng:

• TSCĐ dùng trong công ty;

• TSCĐ chờ xử lý;

• TSCĐ bảo quản, nhận giữ hộ. 2.4.3.3.Chứng từ, sổ sách kế toán TSCĐ sử dụng

1. Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng:

• Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)

• Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)

• Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ)

• Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ)

• Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)

• Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ)

• Ngoài các mẫu chứng từ trên công ty còn sử dụng các chứng từ khác phục vụ cho việc quản lý TSCĐ như: Hợp đồng mua bán chuyển nhượng, thuê TSCĐ, phiếu thu, phiếu chi…..

2. Sổ sách sử dụng:

• Sổ cái TK 211, 213, 214;

• Thẻ kho, Sổ tài sản cố định;

• Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng;

3. Tài khoản sử dụng: Theo chế độ kế toán hiện hành, để hạch toán tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của tài sản cố định và bất động sản đầu tư cả về nguyên giá, giá trị hao mòn, kế toán tại đơn vị sử dụng các Tài Khoản kế toán:

Tk 213-TSCĐ vô hình Tk 214-Hao mòn TSCĐ.

4.Quy trình ghi sổ.

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Đ/chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ

4.1 Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình.

• Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ.

• Bộ phận nhận TSCĐ (Sử dụng TSCĐ) ký vào biên bản giao nhận TSCĐ.

• Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký biên bản giao nhận TSCĐ.

• Bộ phận nhận TSCĐ nhận 1 liên biên bản giao nhận TSCĐ.

• Bộ phận kế toán TSCĐ nhận các chứng từ tăng TSCĐ (Biên bản giao nhận...). Chứng từ tăng

giảm, khấu hao

TSCĐ Sổ chi tiết thẻ TSCĐ

Bảng tổng hợp chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 211, 214 Sổ đăng ký chứng từ

• Kế toán TSCĐ ghi vào sổ kế toán TSCĐ.

• Bộ phận kế toán nguồn vốn nhận chứng từ tăng TSCĐ (biên bản giao nhận…).

• Kế toán nguồn vốn xác định nguồn để ghi sổ kế toán nguồn vốn liên quan.

• Bộ phận kế toán liên quan (kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán…) nhận chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ.

• Bộ phận kế toán liên quan ghi vào sổ kế toán.

• Lưu chứng từ.

4.2 Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ.

Bộ phận liên quan Bộ phận kế

toán Bộ phận kế toán TSCĐ

Kế toán trưởng

2.4.4.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.4.4.1 Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công Biên bản đánh giá TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Tờ

trình Hợp đồng liên doanh Kiểm kê đánh giá Biên bản kiểm kê, Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản thanh lý HĐ liên doanh, Hợp đồng liên doanh, biên bản kiểm kê.

Ghi sổ kế toán liên quan

• Biên bản thanh lý TSCĐ.

• Hợp đồng liên doanh.

• Biên bản kiểm kê.

• Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Ghi sổ kế toán.

Lưu chứng từ Ký, Biên bản thanh lý TSCĐ

- Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu chi

- Bảng tính trích các khoản BHXH, KPCĐ 2.4.4.2.Tài khoản sử dụng:

- TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải trả, phải nộp khác

- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.4.4.3.Sổ kế toán sử dụng:

- Sổ chi tiết tiền mặt - Chứng từ ghi sổ

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 334, 338, 642….. 2.4.4.4.Quy trình ghi sổ:

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Đ/chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ

Bảng chấm công

Sổ quỹ TK 334, 338

Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 334, 338

Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338

Một phần của tài liệu Tổ chức Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu Dầu khí Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w