trong những câu chuyện nhỏ tạo lên một dàn kết cấu cốt truyện hoàn chỉnh. Trong thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện nhỏ kể lại sự ra đời và hành trình chinh phục tự nhiên của con người. Những vị thần bảo hộ cho cuộc sống của con người được sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu,… hay những vị thần mang chức vị trừng phạt kẻ sai trái, phạm lỗi với nhân dân và thần linh… đều được tác giả dân gian đề cập trong những mẩu chuyện ngắn. Sự ra đời thần kì của những nhân vật trong thần thoại cũng quy định tính cách, số phận, cuộc đời sau này của nhân vật đó và hình tượng nhân vật cũng được định hình ngay từ khi sinh ra.
Những nhân vật đại diện cho lý tưởng của nhân loại luôn được tác giả chăm chút, gây ấn tượng với người đọc bằng cách giúp cho nhân vật có một khởi đầu đặc biệt. Nhằm xây dựng hình tượng nhân vật ấn tượng nhất trong tổng thế kết cấu cốt truyện liền mạch thể hiện được nội dung nhân văn, chân thiện mỹ.
3.2.2. Phương tiện thể hiện nhận thức của con người
Con người trong thời kì nguyên thủy với những nhận thức mông muội, đơn giản. Họ nhận thức một cách nguyên sơ nhất với tư duy thấp kém. Họ nhìn nhận thế giới cùng muôn vàn hiện tượng tự nhiên diễn ra trước mắt và luôn lí giải, chinh phục bằng hình thức tưởng tượng kì ảo. Những hiện tượng tự nhiên ấy có thể dễ dàng lí giải bằng tư duy khoa học như hiện nay nhưng lại khiến cho họ suy nghĩ với một thế lực siêu nhiên thần thánh. Họ quan niệm những hiện tượng đơn giản như mây, mưa, sấm, sét, sóng thần, lão lũ, động đất… như một sự trừng phạt loài người vì những thói hư tật xấu.
Sự ra đời thần kì cũng là những tư duy vô cùng đơn giản, họ dùng sức liên tưởng tưởng tượng của mình để khám phá, lý giải những con người có sức mạnh mà họ luôn tôn thờ, cho đó là chỗ dựa vững chắc của loài người. Họ cũng có những hiểu biết sơ đẳng nhất để từ cái sơ đẳng đó họ suy diễn, tạo tác ra tư duy sơ khai của loài người. Giống như việc họ biết bộ não là cơ quan chỉ đạo trung ương, chỉ đạo mọi suy nghĩ và hoạt động của cơ thể nên họ đã tưởng tượng ra một vị thần