NAM
Bối cảnh kinh tế, xã hội
Theo nhận định của Ngân hàng nhà nước Việt nam, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển. Ngoài dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm dưới hình thức thủ công, hầu hết các dịch vụ khác từ rút tiền, thanh toán đến quản lý tài khoản, ủy thác đầu tư... đều chưa phát triển hoặc chưa hình thành. Trong khi đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ lại có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trên nhiều phương diện.
Xét trên giác độ kinh tế xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là công cụ quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong điều
kiện hiện nay của nước ta, khi mà lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư còn quá lớn và nền kinh tế lại đang cần vốn để đầu tư phát triển.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ nếu phát triển sẽ là nhân tố góp phần giảm chi phí giao dịch xã hội thông qua việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và người sư dụng. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng thêm nhiều dịch vụ với nhiều tiện ích mới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ thêm nhiều công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Đó là chưa kể đến việc dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cải thiện được môi trường tiêu dùng, xây dựng một nền văn minh thanh toán, từ đó góp phần tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.
Xét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ có điều kiện hạn chế phần nào rủi ro do các nhân tố bên ngoài vì dịch vụ ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế so với các lĩnh vực khác.
Với những lý do trên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam đã trở thành vấn đề tất yếu. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại, bắt đầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ đâu, sử dụng công cụ thanh toán và phát triển những tiện ích gì là điều hết sức quan trọng, cần phải được xem xét để triển khai thực hiện.
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam, thời gian qua, có thể khẳng định thẻ là một công cụ thanh toán quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thẻ có thể được sử dụng vào việc rút tiền, gửi tiền, vay tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ hay chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi thanh toán khác như xem số dư tài khoản, các thông tin về khách hàng, ngân hàng… và hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu, triển khai ứng dụng thẻ thanh toán ra ngoài lĩnh vực tiền tệ và thanh toán như sử dụng thẻ thay giấy tờ tùy thân...
Cùng với yêu cầu của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự phát triển của thẻ còn là đòi hỏi tất yếu của xu hướng đa dạng hóa dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam. Tình hình phát triển tín dụng trong thời gian gần đây gặp rất nhiều trở ngại ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và sự tăng trưởng của các ngân hàng. Để khắc phục khó khăn này, các ngân hàng thương mại có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với việc cung cấp cho khách hàng nhiều chủng loại dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng với mục tiêu giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng mới. Một trong những dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện là hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ - loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của Ngân hàng Nhà nước nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong khu vực này, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước đổi mới tập quán sùng bái tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ. Mặt khác, về phía ngân hàng, chủ trương này cũng tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trung lượng vốn tiềm tàng trong khu vực dân cư để đầu tư và phát triển. Hơn nữa, với sự phát triển của của công nghệ thông tin và sự hội nhập kinh tế Việt nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian gần đây càng thúc đẩy chúng ta phát triển phương thức kinh doanh thẻ, một hoạt động thanh toán hiện đại, văn minh và nhiều triển vọng với khả năng phổ cập rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
Sự ra đời và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam
Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy mạnh mẽ các loại hình dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về tài chính ngân hàng cho mọi thành phần xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt sẽ giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt, trong đó có thẻ thanh toán ngày càng tăng lên. ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng và thực hiện 2 pháp lệnh ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ thanh toán. Năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đầu tiên của nước ta triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ. Tuy vậy vào thời điểm đó, NHNT Việt Nam chưa phải là thành viên chính thức của một Tổ chức thẻ Quốc tế mà mới chỉ làm đại lý thanh toán thẻ cho các đối tác nước ngoài.
Năm 1993, thẻ thanh toán Vietcombank Card được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai tại NHNT Việt Nam. Được phát hành dựa trên công nghệ "Chip" (thẻ thông minh), nhưng loại thẻ này vẫn không phát triển do mức đầu tư quá lớn cả về thẻ trắng và chi phí triển khai hệ thống máy đọc thẻ tại các CSCNT. Hơn nữa máy đọc thẻ do một hãng của Pháp (Bull) sản xuất không theo tiêu chuẩn quốc tế nên chỉ có thể phát triển ở thị trường nội địa với tính chất riêng lẻ. Trong khi đó, thị trường thẻ lúc này ở Việt Nam còn quá mới mẻ, một mình NHNT không đủ sức đầu tư để phát triển cả một mạng lưới rộng lớn bao gồm phát hành và thanh toán thẻ.
Đến năm 1995, theo sự chỉ đạo của NHNN, NHNT Việt Nam triển khai dự án thẻ rút tiền tự động ATM. Dự án này cũng không phát triển được do công nghệ và hạ tầng cơ sở ngân hàng hiện tại chưa phát triển theo kịp, mặc dù tiềm năng thị trường tương đối lớn.
Cũng vào thời kỳ này, các Tổ chức thẻ Quốc tế bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng với hơn 70 triệu dân.
Từ 1990- 1996, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ ở Việt Nam rất lớn, trung bình khoảng 200%/ năm. Đến 1995, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thì nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài có chi nhánh tại Việt nam đã bắt đầu quan tâm đến loại hình dịch vụ mới mẻ này. Thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam sôi động hẳn lên, NHNT không còn giữ vai trò độc tôn nữa mà có thêm gần chục ngân hàng thương mại cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ.
Tháng 4/1995 có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard là: NHNT Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Xuất nhập khẩu (EXIMBANK) và ngân hàng FirstVina Bank.
Năm 1996 có 2 ngân hàng trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Visa là Vietcombank và ACB. Tiếp đó 2 ngân hàng này với tư cách là thành viên chính thức của cả MasterCard và Visa đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp (On-line) với các Tổ chức thẻ Quốc tế này. Từ đó ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường này. Ngoài các NHTM Việt Nam còn có các chi nhánh NH nước ngoài như UOB, Hong Kong Bank, ANZ Bank... Vì là một thị trường có sức hấp dẫn cao nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất sôi động.
Trong những năm qua, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam đã đạt gần 240 triệu USD/năm. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do các NHTM Việt Nam phát hành khoảng 230 tỷ VND/năm5. Con số này còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và cũng chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng thẻ phát hành và đối tượng sử dụng thẻ của các NHTMVN thời gian qua có gia tăng (200- 300%/năm) nhưng so với tiềm năng còn hạn chế.
Năm 2002, doanh số sử dụng thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành xấp xỉ 230 tỷ VND nhưng các giao dịch chi tiêu chủ yếu là ở nước ngoài, còn doanh số sử dụng trong nước chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng doanh số6. Tuy vậy đây cũng là một tỷ lệ tương đối khả quan so với những năm đầu với con số chỉ vỏn vẹn 10%. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn từ 80- 90% còn rút tiền mặt chỉ chiếm trên 10%.
5 Ngu n: Phòng qu n lý th NHNTVN, 6/2002ồ ả ẻ
Tính đến 3/2003, số lượng thẻ do 2 NHTM Việt Nam (NHNT Việt nam và NHTM Cổ phần ACB) phát hành khoảng gần 16,500 cái, cả Visa và MasterCard7. Còn về số lượng CSCNT, thời gian đầu ở nước ta chỉ có khoảng 30 đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ gồm một số khách sạn nhà hàng lớn chuyên phục vụ khách nước ngoài. Với sự cố gắng của các NHTM, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đã lên tới khoảng 5000 điểm nhưng vẫn chủ yếu là loại hình khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng có khả năng tiếp cận với đối tượng là khách du lịch, doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam.
Gần đây, mạng lưới CSCNT được NHTM mở rộng cả về số lượng và các loại hình chấp nhận thẻ. Ngoài các loại hình cơ sở chấp nhận và thanh toán thẻ truyền thống như khách sạn, nhà hàng… các đại lý bán vé máy bay, công ty du lịch, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị… cũng tham gia vào mạng lưới chấp nhận thẻ. Tuy vậy, mạng lưới chấp nhận thẻ tại Việt Nam hiện nay chưa đa dạng và phát triển để phục vụ cho chủ thẻ là người Việt Nam do đó cũng có ảnh hưởng đến việc mở rộng sử dụng thanh toán thẻ tại Việt Nam. Thời kỳ đầu hoạt động thẻ, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về chi phí tiếp thị quảng cáo lớn, công nghệ phát triển, đầu tư lớn hiểu biết nhiều về nghiệp vụ thẻ…đã thi nhau hạ phí thanh toán thẻ thu từ CSCNT. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các NH thậm chí có thể gây thua lỗ nếu không có sự ra đời của Hiệp hội các NH thanh toán thẻ Việt Nam vào tháng 8/1996 với 6 thành viên: VCB, ACB, Eximbank, FirstVina Bank, NH Sài Gòn công thương và ANZ. Sau khi ra đời, hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu cho các NHTM cùng áp dụng đối với các CSCNT tại Việt Nam, làm cho thị trường thẻ Việt Nam đi vào cuộc cạnh tranh lành mạnh. Đây là một hành động được các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá cao.
Điểm nổi bật trong thanh toán thẻ những năm gần đây là việc đầu tư công nghệ, thực hiện tự động hoá quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ của các THTM nhẳm giảm thiểu rủi ro và giảm bớt thời gian thực hiện giao dịch. Trước 1996, các CSCNT hầu hết sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công (máy cà tay- imprinter) thì hiện nay đã có hơn 55% số CSCNT được trang bị máy thanh toán thẻ tự động (CAT, EDC), số lượng giao dịch thẻ xử lý tự động đã chiếm gần 70%8.
Như vậy, qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng thẻ tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng, chắc chắn có những bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào cộng đồng thanh toán quốc tế.
7Ngu n: Phòng Phân tích v t ng h p NHNTVN, 6/2002ồ à ổ ợ –
TÓM LẠI
Ở các nước phát triển và tiên tiến trên thế giới, hầu như mọi công dân ở độ tuổi lao động ăn lương đều có và sử dụng thẻ tín dụng. Vì vậy, hầu hết mọi giao dịch hàng ngày đều thực hiện bằng thẻ. Ví dụ như đặt mua báo, chi trả tiền điện nước, mua vé,…
Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại ở các nước này đều phát hành thẻ. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng căn cứ hoàn toàn vào mức thu nhập của họ và ngân hàng có thể dễ dàng quản lý nguồn thu nhập của chủ thẻ do lương được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, ngân hàng lại có một hệ thống thông tin đầy đủ về chủ thẻ, với sự bảo vệ của một môi trường pháp luật hoàn thiện.
Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX… Thẻ tín dụng đặc biệt tiện dụng khi đi công tác du lịch nước ngoài và là một hình thức thanh toán không thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát triển.
Tuy nhiên, nạn ăn cắp tiền từ thẻ tín dụng ngày càng tinh vi và phổ biến hơn cũng đang là một vấn đề đau đầu của các nhà kinh doanh thẻ. Chỉ riêng năm 1999, Mastercard thống kê có trên 200 tỷ USD giao dịch bất hợp lệ qua thẻ tín dụng. Do đó, cùng với quá trình phát triển thẻ tín dụng, vấn đề an toàn cho sử dụng thẻ tín dụng cũng là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới.
Là một thành viên của Tổ chức thẻ Thế giới, Việt nam cũng rất tích cực phát huy những mặt mạnh của loại hình thanh toán này và góp phần ngăn chặn những mặt tiêu cực của việc phát hành và thanh toán thẻ trên thế giới. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này và đã gặt hái được những thành công nhất định.