Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 VINACONEX 1 (Trang 27 - 36)

- Đầu tư chiều sâu thiết bị

1.2.3.2Hạn chế và nguyên nhân

9 21.243 380.783 2 Doanh thu SXCN và VLXD 15.38 11.404 11.600 12 12

1.2.3.2Hạn chế và nguyên nhân

1.2.3.2.1 Một số tồn tại chủ yếu

Hiện tại quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu để đầu tư phát triển. Trong giai đoạn vừa qua quy mô vốn thực hiện đầu tư phát triển còn thấp, sự chênh lệch lớn xuất hiện giữa tổng mức đầu tư dự kiến và tổng mức đầu tư thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay, tổng quy mô vốn giành cho đầu tư phát triển là một trong những vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phá triển của công ty. Lượng vốn giành cho đầu tư còn thiếu làm công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư quan trọng, đánh mất vị thế cạnh tranh trên thị trường. Sự lệ thuộc quá lớn vào lượng vốn tín dụng thương mại trong nước làm giảm sự linh động, cản trở sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó các nguồn để huy động vốn chưa được phát huy và tận dụng đúng mức, lượng vốn huy động qua các kênh còn thấp thực sự là trở ngại lớn ngăn cản sự phát triển của công ty.

Hơn nữa, thực tế tiến hành thực hiện đầu tư cho thấy, khó khăn chủ yếu là ở giai đoạn làm các thủ tục hành chính và trong khâu giải phóng mặt bằng (nằm ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư). Chính điều này gây trở ngại lớn trong quá trình đầu tư theo đúng kế hoạch đề ra. Chính sách và hành lang pháp lý do Nhà nước đặt ra đã và đang được các cơ quan Nhà nước không ngừng cải cách và sửa đổi, mục đích mang lại sự thuận tiện cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp nhưng thực sự chưa mang lại nhiều hiệu quả rõ nét. Các khâu trong quá trình chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng còn tiêu tốn của các doanh nghiệp xây dựng rất nhiều thời gian và tiền của, không chỉ mất mát về tài chính, nản lòng các doanh nghiệp mà quan trọng hơn là mẩ đi cơ hội đầu tư quý giá. Giải phóng mặt bằng tuy đã được Nhà nước chú trọng quan tâm hơn rất nhiều nhưng không thể phủ nhận đây vẫn là một trong những bài toán rất khó giải của các nhà đầu tư. Các loại thủ tục, giấy tờ, hành lang pháp lý và cơ chế cần được hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới hứa hẹn sự thay đổi, mang lại bộ mặt mới cho ngành xây dựng nói riêng và tổng thể các ngành kinh tế Việt Nam nói chung.

Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn hình thành có tỷ trọng chưa hợp lý và chưa khai thác hết các nguồn vốnq quan trọng khác. Như đã phân tích ở trên, trong cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành thì có một số nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất thấp như nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, vốn nước ngoài, … Trong khi đó công ty lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng thương mại trong nước, luôn chịu một áp lực trả nợ vốn và lãi suất vay. Sự lệ thuộc vào nguồn vốn tín dụng trong nước còn được thể hiện qua sự chênh lệch rất lớn giữa tổng quy mô vốn đầu tư kế hoạch và quy mô vốn đầu tư thực hiện giữa các năm.

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Đ/v tính 2004 2005 2006 2007 2008

Vốn đầu tư

thực hiện Tr.đồng 51.359 17.527 4.500 3.264 78.516

% so với KH % 61,3 % 62 % 67 % 18 % 60 %

2004 – 2008

Sự chênh lệch đó thể hiện sự không chủ động trong nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển của công ty, có nhiều dự án, công trình mà công ty dự định triển khai trong năm sau nhưng sự không chủ động về quy mô vốn giành cho đầu tư làm cho công ty không thể đầu tư, do đó tạo nên sự chênh lệch lớn trong một số năm về nguồn vốn XDCB dự kiến và thực hiện (năm 2007 tổng số vốn thực hiện đầu tư phát triển chỉ bằng 18% so với kế hoạch được đề ra từ cuối năm trước). Do đó để tăng trưởng và phát triển bền vững, không để bỏ qua những cơ hội đầu tư hấp dẫn công ty cần tạo được sự chủ động hơn nữa trong quy mô vốn giành cho đầu tư phát triển và đa dạng hoá các nguồn huy động lượng vốn đó.

Bên cạnh đó, Công ty chưa tích cực tìm kiếm các nguồn vốn mới, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các nguồn vốn từ nước ngoài rất đáng quan tâm và cần được chú trọng hơn trong thời gian tới. Tiềm lực yếu về tài chính là vấn đề rất lớn, nó làm cho công ty không thê tham gia các dự án, công trình lớn mà mình đủ tiềm lực máy móc, khoa học công nghệ, bỏ lỡ các cơ hội đầu tư quan trọng, dẫn đến đánh mất vị thế trên thị trường cạnh tranh. Không chỉ vậy, các công ty xây dựng quốc tế vào thị trường Việt Nam đem theo công nghệ khoa học tiến tiến, đội ngũ quản lý lành nghề cộng với tiềm lực lớn mạnh về tài chính sẽ là những đối thủ lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần. Do đó, đa dạng hoá các nguồn huy động vốn giành cho đầu tư phát triển là việc cần được công ty chú trọng triển khai sớm và nghiêm túc.

Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư chưa hợp lý. Trong giai đoạn vừa qua công ty chỉ chú trọng đầu tư vào các dự án phát triển nhà và máy móc thiết bị. Các dự án, lĩnh vực khác không được chú trọng đầu tư tìm kiếm cơ hội để phát triển. Các lĩnh vực chủ yếu và là thế mạnh của công ty trong thời gian vừa qua là xây dựng các cong trình dân dụng và công nghiệp, chiến lược đó được công ty thực hiện trong suôt những năm vừa qua mà hiện tại mang lại

hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, xét về tổng thể và hướng về tương lai, chỉ chú trọng vào các ngành đó sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề cần lưu tâm. Các ngành nghề mà công ty chú trọng và là thế mạnh của công ty thời gian qua chỉ là các lĩnh vực được công ty thực hiện suốt những năm vừa qua, chỉ kế thừa mà không có sự khai thác, triển khai các lĩnh vực mới. Trong một nền kinh tế cạnh tranh nhu hiện nay, tập trung vào một ngành nghề lĩnh vực trong suốt thời gian hoạt động dài, không có sự phát triển lớn mạnh và sự mở rộng quy mô, ngành nghề hoạt động thi sẽ mang lại một tương lai không bền vững. Hơn nữa, để tăng quy mô nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển thì việc đa dạng hoá loại hình kinh doanh sản xuất cũng là một trong những biện pháp cần được lưu tâm.

Công ty chú trọng vào phát triển, nâng cao năng lực máy móc thiết bị công nghệ, tuy nhiên nhân lực – những cán bộ sẽ áp dụng những công nghệ đó vào thực tiễn thì lại chưa được chú tâm thích đáng. Nguồn vốn đầu tư bỏ ra cho đào tạo nhân lực có tay nghề cao chưa đủ đáp ứng nhu cầu và tiềm năng phát triển của công ty. Trong các năm nguồn nhân lực được tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực về nghiệp vụ, tay nghề luôn ổn định ở mức thấp, chưa chú trọng đầu tư nguồn nhân lực kỹ thuật cao phục vụ quá trình phát triển của công ty trong tương lai.

Chỉ tiêu đào tạo Đ/v tính 2004 2005 2006 2007

1. Nhu cầu đào tạo Người 44 0 0 0

- Đào tạo mới nt 33 0 0 0

- Đào tạo lại nt 11 0 0 0

2. Bồi dưỡng nâng cao nt 273 305 190 187

- Trình độ nghiệp vụ nt 202 193 105 119

- Thị trường nước ngoài nt 0 0 0 11

- Tay nghề công nhân nt 71 112 85 57

Kinh phí đào tạo Tr.đồng 93,025 60,35 40 261

Thị phần của công ty trên thị trường còn thấp, khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường không cao. Thời gian qua,tuy các chỉ số tăng trưởng của công ty đều tăng đáng kể, song thị phần của công ty vẫ chưa gia tăng như kỳ vọng. Một phần là do thời gian qua nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do khủng khỏang, nhưng điều đó không thể phủ nhận được hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chưa thực sự có hiệu quả, đầu tư chỉ duy trì thị phần trên thị trường mà chưa thể mở rộng hơn nữa. Trong thời gian qua, tiếp bước những thành công trong lĩnh vực thế mạnh của mình là phát triển nhà, xây dựng dân dụng và công nghiệp, điều đó đã mang lại một số thành công nhất định. Tuy nhiên điều đó chưa tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, chưa mở rộng được thị trường của công ty, gần như những sản phẩm làm ra kế thừa từ thời kỳ trước. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà đầu tư quốc tế có tiềm lực cả về chuyên môn và quy mô vốn, các công ty trong nước cần liên tục thay đổi và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, thay đổi không ngừng theo sự phát triển của kinh tế thế giới.

1.2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Nguyên nhân khách quan

Có thể kể đến nguyên nhân khách quan chủ yếu là do chính sách của Nhà nước còn nhiều kẽ hở, dẫn đến tiêu cực cạnh tranh không lành mạnh. Trong những năm vừa qua, chính sách và hệ thống pháp luật luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển, chính sách chất lượng của mỗi công ty. Tuy nhiên, những kẽ hở trong pháp luật làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không còn công bằng, do đó hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh là một nguyên nhân lớn gây ra sự lãng phí, không hiệu quả trong đầu tư phát triển. Hành lang pháp lý rườm rà, nhũng nhiều luôn làm quá trình chuẩn bị của các công ty mất rất nhiều thời gian, chậm tiến độ thi công làm ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội, chất lượng của công trình, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Thủ tục hành chính, các loại giấy tờ liên quan được yêu cầu, … rườm rà làm chậm tiến độ

thực hiện công trình, do đó các phần công việc liên quan cần đến sự phối kết hợp của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước luôn triển khai với tiến độ rất chậm. Khâu giải phóng mặt bằng là một trong những phần công việc như thế. Tuy thời gian, Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng Nhà nước không ngừng cố gắng sửa đổi, điều chỉnh và cập nhật nhưng chưa phát huy được nhiều hiệu quả và cần được hoàn thiện nhanh chóng trong thời gian tới.

Ngoài ra, hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu đã và đang là vấn đề nhức nhối trong đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy thời gian qua Nhà nước đã có nhiều biện pháp và ngày càng minh bạch, lành mạnh hóa quá trình đấu thầu nhưng không thể chấm dứt ngày một ngày hai nhưng điều đó sẽ là niềm tin cho những nhà đầu tư chân chính trong tương lai. Sự thiếu lành mạnh trong đấu thầu, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”,… đã làm giảm đi tính hiệu quả trong quá trình đầu tư phát triển, không chỉ vậy kết quả của tình trạng đó là các công trình không đảm bảo chất lượng đã làm mất đi lòng tin của xã hội về các công trình xây dựng bởi các doanh nghiệp chân chính khác. Nhằm làm giảm tệ nạn này, các cơ quan Nhà nước, các Bộ đã nhanh chóng hoàn thiện các Bộ Luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,… đã làm giảm nhanh chóng và minh bạch hơn quá trình đấu thầu, từng bước mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp chân chính và của toàn xã hội.

Luật cạnh tranh còn nhiều vấn đề tranh cãi, thủ tục hành chính rườm rà, chính sách hay thay đổi và không có sự thống nhất cao, điều đó cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra sự thiếu hiệu quả trong đầu tư phát triển. Tuy quá trình cạnh tranh ở thị trường xây dựng hiện nay chưa thực sự nóng bỏng nhưng trong thời gian tới với sự có mặt của các nhà đầu tư, các công ty xây dựng quốc tế với, các Bộ luật liên quan cần được nhanh chóng hoàn thiện, tạo nền móng và sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiềm lực của công ty về tài chính còn hạn chế. Nguồn vốn huy động cho quá trình đầu tư phát triển luôn là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các công ty. Hiện tại quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu để đầu tư phát triển. Trong giai đoạn vừa qua quy mô vốn thực hiện đầu tư phát triển còn thấp, sự chênh lệch lớn xuất hiện giữa tổng mức đầu tư dự kiến và tổng mức đầu tư thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay, tổng quy mô vốn giành cho đầu tư phát triển là một trong những vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phá triển của công ty. Lượng vốn giành cho đầu tư còn thiếu làm công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư quan trọng, đánh mất vị thế cạnh tranh trên thị trường. Sự lệ thuộc quá lớn vào lượng vốn tín dụng thương mại trong nước làm giảm sự linh động, cản trở sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó các nguồn để huy động vốn chưa được phát huy và tận dụng đúng mức, lượng vốn huy động qua các kênh còn thấp thực sự là trở ngại lớn ngăn cản sự phát triển của công ty.

Quá trình đầu tư nói chung và quá trình đầu tư phát triển có đặc điểm rât quan trọng là quy mô vốn cần cho đầu tư là rất lớn và thời gian để thu hồi vốn là rất lâu, do đó huy động và phân phối nguồn lực hữu hạn cho các dự án đang triển khai luô là vấn đề rất quan trọng. Nếu huy động được lượng vốn lớn mà không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả thì công ty sẽ phải trả giá bằng lãi suất vay. Tuy nhiên nếu có dự án triển khai mà không huy động đủ quy mô vốn cần thiết thì sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư tốt mang lại hiệu quả cao, nếu huy động đủ vốn mà không phân phối hợp lý thì sẽ lãng phí vì vốn được đầu tư sẽ nằm khê đọng một chỗ trog thời gian dài. Do đó, quy mô và tiềm lực tài chính không đủ là trở ngại rất lớn cho quá trình đầu tư phát triển.

Qua trình lựa chọn dự án đầu tư thời gian qua công ty chỉ chú trọng vào mảng thế mạnh của mình là đầu tư xây dựng nhà ở, dân dụng và công nghiệp, chưa tích cực đi sâu và nghiên cứu những lĩnh vực, ngành nghề mới trên thị trường, bỏ lỡ khá nhiều cơ hội. Do đó, không chỉ phát huy thế mạnh của mình trong các ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động, công ty cần không ngừng đa

dạng hóa lĩnh vực hoạt động, thu hút thêm nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực của bản thân để cạnh trah tốt trên thị trường.

Công ty chưa đủ thông tin về thị trường, chưa nắm bắt được tất cả nhu cầu của khách hàng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó. Thông tin là một tài nguyên quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, thông tin về tình hình thị trường quan trọng trong định hướng phát triển và đề ra phương hướng hoạt động cũng như chính sách cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường xây dựng.

Nguồn vốn được huy động chưa thực sự được sử dụng triệt để mang lại hiệu quả cao nhất có thể, điều đó gây tổn thất một phần trong hiện tại và có thể gây ảnh hưởng lớn trong tương lai nếu không được nhanh chóng chấn chỉnh,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 VINACONEX 1 (Trang 27 - 36)