Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẦ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG (Trang 31 - 35)

SỔ CHI TIẾT

2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung

2.1.4.1. Nội dung

Tại công ty CPCKXDGT Thăng Long, CPSXC là những chi phí có tính chất phục vụ quản lý tại các phân xưởng như: chi phí CCDC, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bằng tiền…

Những chi phí này được hạch toán vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được tính riêng cho từng xí nghiệp sản xuất, sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm. Trình tự tập hợp CPSXC tại công ty như sau:

a, Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp

Tiền lương, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp theo trách nhiệm chức vụ và các khoản trích theo lương của quản lý xí nghiệp sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Lương của quản lý xí nghiệp là lương thời gian được xác định trên mức lương tối thiểu và hệ số lương. Các khoản trích theo lương được xác định giống với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

b, Chi phí CCDC

CCDC của công ty bao gồm rất nhiều loại như: Các loại búa cơ khí, mỏ lết, clê, các loại kéo cắt tôn, các loại cưa, kìm điện, kìm tán đinh nhôm, súng vặn ốc…. Các loại công cụ nhỏ thì được phân bổ 1 lần khi xuất dùng, các CCDC có giá trị lớn sẽ được phân bổ giá trị trong 1 năm sản xuất, mặc dù chúng được sử dụng trong thời gian dài hơn. Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho xí nghiệp sử dụng CCDC.

c, Chi phí khấu hao TSCĐ

TSCĐ của công ty bao gồm: nhà cửa, nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý. Trong đó, máy móc thiết bị có rất nhiều loại như: máy tiện, máy phay, máy dập, máy mài…

TSCĐ được quản lý độc lập ở các xí nghiệp sản xuất. Vì vậy, giống như CCDC, khấu hao TSCĐ được tập hợp theo từng sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm.

Công ty sử dụng phương pháp trích khấu hao tuyến tính cố định, và tiến hành trich khấu hao vào cuối năm kế toán. Theo đó:

Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng dự kiến

d, Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm: chi phí điện nước, chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ…

e, Chi phí khác

- Chi phí bằng tiền: bao gồm các khoản chi phí phát sinh bằng tiền phục vụ sản xuất

- Chi phí sửa chữa TSCĐ: nếu số tiền phát sinh không lớn thì kế toán phân bổ toàn bộ chi phí vào CPSXC trong kỳ; nếu số tiền phát sinh lớn thì kế toán hạch toán chi phí đó vào chi phí trả trước và phân bổ dần vào các kỳ kế toán, số kỳ phân bổ nhiều hay ít phụ thuộc vào số tiền phát sinh.

2.1.4.2. Tài khoản sử dụng

Nhằm phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành cũng như đặc điểm HĐSXKD, công ty sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Nội dung TK:

Bên Nợ Bên Có

- Tập hợpCPSXC thực tế phát sinh - Các khoản giảm CPSXC - Kết chuyển CPSXC Không có số dư cuối kỳ

TK này được chi tiết cho từng sản phẩm như sau:

-TK 627:01 Chi phí sản xuất chung sản xuất Biển báo phản quang

-TK 627:02 Chi phí sản xuất chung sản xuất Tấm sóng các loại -TK 627:03 Chi sản xuất chung sản xuất Gương cầu giao thông

-TK 627:07 Chi phí sản xuất chung sản xuất Sơn đường

-TK 627:08 Chi phí sản xuất chung sản xuất Máy phun sơn nóng -TK 627:11 Chi phí sản xuất chung sản xuất Tấm chống chói -TK 627:12 Chi phí sản xuất chung sản xuất Sàn lót

-TK 627:37 Chi phí sản xuất chung sản xuất Rọ đá

-TK 627:45 Chi phí sản xuất chung sản xuất Cột km

-TK 627:47 Chi phí sản xuất chung sản xuất Nhôm kính

………….

2.1.4.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội để vào Sổ chi tiết TK 627 phần lương và các khoản phải trả theo lương của quản lý xí nghiệp sản xuất.

Bảng phân bổ tiền lương:Xem Biểu 2.13 trang 35

Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội:Xem Biểu 2.14 trang 36

Giá trị khấu hao TSCĐ phân bổ cho từng loại sản phẩm mỗi kỳ kế toán là con số tạm tính. Công ty tiến hành tính khấu hao TSCĐ vào cuối mỗi năm tài chính. Căn cứ vào giá trị trích hàng năm và số liệu tạm tính trong 3 quý đầu, giá trị khấu hao TSCĐ còn thiếu được tính toàn bộ vào CPSXC của quý cuối trong năm.

Khi phát sinh nhu cầu sử dụng CCDC, kế toán căn cứ vào phiếu xuất CCDC để nhập số liệu vào phần mềm kế toán, giá trị CCDC này được hạch toán vào TK 627 (đối với CCDC có giá trị nhỏ). Đối với CCDC có giá trị lớn thì kế toán hạch toán giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí trả trước ngắn hạn. Đến cuối năm, kế toán tổng hợp giá trị CCDC xuất dùng trong năm và tiến hành phân bổ. Còn giá trị CCDC vào Sổ chi tiết TK

627 mỗi kỳ kế toán là con số tạm tính cũng như đối với khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ.

Trong kỳ khi phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện, điện thoại, nước..) hay chi phí bằng tiền khác thì kế toán căn cứ vào các chứng từ: giấy báo nợ, phiếu chi… để nhập số liệu vào phần mềm kế toán.

Đến cuối kỳ, kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung (bao gồm cả chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC được phân bổ tạm tính, tiền lương và các khoản phải trả theo lương của quản lý xí nghiệp) cho từng xí nghiệp sản xuất. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo hệ số phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ công ty sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể:

Hệ số phân bổ =

Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí nhân công trực tiếp

Như vậy:

Chi phí sản xuất phân bổ cho loại

sản phẩm

= phân bổHệ số × Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho loại sản phẩm

Biểu 2.18: Sổ chi tiết TK 627:01

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

 Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẦ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG (Trang 31 - 35)