Kỹ thuật tạo chuyển động theo đường dẫn

Một phần của tài liệu Hướng dẫn biên soạn giáo trình điện tử bằng flash (Trang 40)

3. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KỸ THUẬT TẠO HOẠT HÌNH CƠ BẢN

3.1Kỹ thuật tạo chuyển động theo đường dẫn

Chuyển động theo đường dẫn là một kiểu chuyển động hết sức cơ bản và hữu dụng. Đối tượng chuyển động sẽ được chứa trên một layer con của layer chứa đường dẫn. Khi kết xuất file thì đường dẫn sẽ không xuất hiện trên màn hình. Đường dẫn phải là một đường xác định, liên tục và không khép kín.

Muốn có chuyển động theo đường dẫn, tôi lấy ví dụ chúng ta cần mô phỏng quá trình biến thiên của dòng điện hay điện áp theo quy luật hình sin ta thực hiện như sau:

Bước 1: Tạo một layer kiểu đường dẫn (Guide). Layer này sẽ chứa đường dẫn có dạng hình sin. Đây là điều kiện bắt buộc đối với kỹ thuật này. Để làm điều đó, đồng chí click chuột phải vào tên một layer bất kỳ cần tạo trên Timeline sau đó chọn mục Guide. Đặt tên layer này là “Duong dan”. Biểu tượng của layer đường dẫn có dạn cây búanhư hình 57.

Hình 57. Tạo layer đường dẫn (Guide)

Bước 2: Tạo thêm một layer mới đặt tên là “Doi tuong”. Kéo layer này vào trong layer “Duong dan” như hình 58. Khi đó layer đường dẫn sẽ có vòng cung có dấu chấm chấm màu đỏ, chỉ báo layer đó đã có layer đối tượng để điều khiển.

Hình 58. Kỹ thuật tạo các layer cho chuyển động theo đường dẫn Bước 3: Bây giờ dùng các công cụ vẽ để vẽ một đường hình sin chứa trong layer “Duong dan”. Khóa layer này lại (hình 59a).

a) b)

Hình 59. Vẽ đường hình sin trên layer đường dẫn

Bước 4: Vẽ một viên bi nằm trên layer “Doi tuong” đặc trưng cho giá trị thay đổi của điện áp hoặc dòng điện biến thiên theo hình sin. Đặt viên bi đó sao cho nó bám lấy điểm mút của đường dẫn như hình 59b.

Bước 5: Click chuột vào frame 20 của layer “Doi tuong” sau đó nhấn F6 để tạo một KeyFrame (hình 60).

Bước 6: Click chuột vào frame 20 của layer “Duong dan” sau đó nhấn F5 để tạo một chuỗi frame nhằm tạo khoảng tác dụng của đường dẫn đối với đối tượng viên bi (hình 60).

Hình 60. Tạo một Keyframe tại frame 20 của layer “Doi tuong” Bước 7: Click chuột phải vào khoảng giữa bất kỳ của chuỗi frame trên layer “Doi tuong”, chọn mục Create Motion Tween. Một mũi tên chạy từ frame 2 đến frame 19 của layer “Doi tuong” xuất hiện cho biết ta đã tạo một chuyển động Motion Tween thành công (hình 61).

Bước 8: Để có chuyển động, chúng ta cần di chuyển viên bi từ điểm đầu đến điểm cuối cùng của đường dẫn bằng cách, click chuột vào frame cuối cùng (frame 20) của layer “Doi tuong” sau đó kéo viên bi bám dính lấy điểm cuối cùng của đường dẫn.

Hình 61. Tạo điểm cuối của chuyển động theo đường dẫn Nhấn Ctrl + Enter để xem kết quả.

Như vậy trong kỹ thuật này tôi đã hướng dẫn các đồng chí tạo chuyển động theo đường dẫn kèm theo chuyển động không biến hình (Motion Tween). Bây giờ các đồng chí thử xóa layer “Duong dan” sau đó nhấn Ctrl + Enter xem chuyển động của viên bi sẽ ra sao? Kết quả là viên bi sẽ không còn đường dẫn để định hướng chuyển động nữa. Quy luật chuyển động của nó khi đó sẽ chạy từ điểm đầu đến điểm cuối theo một đường thẳng gần nhất.

Chú ý: Chuyển động không biến hình chỉ có thể thay đổi về kích thước đối tượng (phóng to hoặc thu nhỏ so với đối tượng gốc) chứ không thay đổi được hình dáng đối tượng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn biên soạn giáo trình điện tử bằng flash (Trang 40)