Khi xảy ra đồng thời hai trường hợp a và b

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN (Trang 26)

D1 = D0 x V1 / (V1 - AV+ AV’) Trong đó:

+ D1: Hệ số chia mới

+ D0: Hệ số chia cũ (D0 = ∑ P0i x Q0i)

+ V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết (V1 = ∑ P1i x Q1i)

+ AV: Giá trị điều chỉnh tăng cổ phiếu + AV’: Giá trị điều chỉnh giảm cổ phiếu

5.3.2. Các phương pháp phân tích xu thế giá chứng khoán

Như đã nêu ở trên, nhiệm vụ còn lại ở đây của phân tích kỹ thuật là xác định xu hướng biến động của thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng nhiều lý thuyết và công cụ mang đậm tính kỹ thuật khác nhau.

34 5.3.2.1. Phương pháp Dow – Jones

Có nhiều lý thuyết hay phương pháp khác nhau như: lý thuyết Dow, lý thuyết về bán khống (hay lãi ngắn_short interest), lý thuết về giao dịch lô lẻ, lý thuết về sự tăng giảm, mô hình trần sàn, mô hình đầu - hai vai,... trong đó đặc biệt phương pháp Dow (hay lý thuyết Dow-Jones theory) là phương pháp được rất nhiều người biết đến. Dưới đây là nội dung phương pháp Dow.

Phương pháp Dow là phương pháp không thể bỏ qua trong phân tích kỹ thuật. Charles Henri Dow, người được coi là cha đẻ của ngành phân tích kỹ thuật, đã ví thị trường chứng khoán(TTCK) như làn nước thuỷ triều (Tide), cũng có trào lưu lên giá và trào lưu xuống giá, trong đó có những đợt sóng lớn với những đỉnh cao; đáy sâu và những đợt sóng nhỏ.

Mỗi trào lưu của TTCK có 3 chuyển động: trào lưu chính (Primary trend), phản ứng nghịch (Secondary reaction) và sự lên xuống giá hàng ngày (Daily fluctuations) ..., trong đó:

- Trào lưu chính được coi như cả khối nước thuỷ triều bao trùm cả đại dương (TTCK) trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 năm, nó mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến những đợt sóng lớn và cả gợn sóng nhỏ;

- Phản ứng nghịch có lúc đi ngược lại nước triều nhưng căn bản vẫn phải lên hay xuống theo trào lưu chính;

- Sự lên xuống giá cả hàng ngày chỉ là những gợn sóng nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến trào lưu chính.

Như vậy, trào lưu chính có ảnh hưởng quan trọng nhất: nước thuỷ triều lên tượng trưng cho trào lưu lên giá, và nước thuỷ triều xuống là dấu hiệu của sự xuống giá trên TTCK.

Theo lý thuyết Dow, ngành công nghiệp và ngành vận tải là hai ngành có ảnh hưởng lớn đến trào lưu của TTCK:

- Nếu hai bờ biển công nghiệp và vận tải cùng tiếp xúc với một đại dương (TTCK), nhưng nếu chỉ có một bên có nước phủ kín (chỉ số chứng khoán tăng), bờ bên kia không có nước (chỉ số chứng khoán chưa tăng) thì đó chưa phải là dấu hiệu của thuỷ triều lên;

- Khi thấy cả hai bên bờ đều có nước bao trùm (cả DJIA và DJTA đều tăng) hoặc đều có nước rút xuống (cả DJIA và DJTA đều giảm) trong một thời gian khá lâu thì đó mới là dấu hiệu của thuỷ triều đang lên hoặc đang xuống.

Các tình huống đó được minh hoạ qua hai đồ thị sau: DJIA DJTA A B DJIA DJTA A B

H.1: Trào lưu lên giá H.2: Trào lưu xuống giá

H.1: Trào lưu lên giá:

Ở điểm A ngành công nghiệp báo hiệu sự lên giá (giá chứng khoán bắt đầu vượt qua mức cao cũ), nhưng ngành vận tải chưa có dấu hiệu lên giá (giá chứng khoán vẫn còn ở mức thấp), do đó chưa có dấu hiệu khẳng định trào lưu lên giá của TTCK.

Chỉ đợi đến điểm B, trong khi giá chứng khoán ngành công nghiệp tiếp tục tăng cao hơn nữa thì giá chứng khoán ngành vận tải bắt đầu tăng cao hơn mức cao cũ, do đó TTCK đã có đầy đủ dấu hiệu của trào lưu lên giá. Đó chính là thời điểm tranh thủ mua vào.

H.2: Trào lưu xuống giá:

Ở điểm A ngành công nghiệp báo hiệu sự xuống giá (giá chứng khoán bắt đầu xuống thấp hơn mức thấp cũ), nhưng ngành vận tải chưa có dấu hiệu xuống giá (giá chứng

khoán vẫn còn ở mức cao), do đó chưa có dấu hiệu khẳng định trào lưu xuống giá của TTCK.

Chỉ đợi đến điểm B, trong khi giá chứng khoán ngành công nghiệp tiếp tục xuống thấp hơn nữa thì giá chứng khoán ngành vận tải bắt đầu xuống thấp hơn mức thấp cũ, do đó TTCK đã có đầy đủ dấu hiệu của trào lưu xuống giá. Đó chính là thời điểm tranh thủ bán ra.

TTCK là một thực thể hấp dẫn nhưng cũng đầy dẫy những vấn đề bất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Điều đó cũng thật dễ hiểu khi qua hoạt động TTCK chúng ta thấy giá cả chứng khoán rất nhạy cảm với nhiều yếu tố của công ty, của thị trường và của cả nền kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế không nhà đầu tư nào có thể khẳng định sự chắc chắn luôn luôn thành công khi tham gia mua bán chứng khoán, ngay cả khi đã có sự tư vấn của các chuyên gia phân tích chứng khoán. Tuy nhiên, sự am hiểu các nội dung và phương pháp phân tích chứng khoán sẽ giúp chúng ta_ như đã nêu trong phần ý nghĩa, lựa chọn được chứng khoán để quyết định mua bán, xác định được giá mua bán cũng như xác định được thời điểm mua bán trong khả năng tốt nhất, hạn chế được nhiều rủi ro nhất.

35 5.3.2.2. Các phương pháp trung bình động (Moving Average)

Trung bình động được tính bằng nhiều phương pháp khác nhau. Giáo trình này chỉ giới thiệu hai phương pháp tính trung bình động được sử dụng phổ biến.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w