Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNTHN (Trang 31 - 33)

* Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNT HN vẫn còn những hạn chế thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

- Quy trình thanh toán vẫn tồn tại một số hạn chế về định mức kí quỹ, điều kiện thanh toán và điều kiện đòi tiền. Việc xác định mức kí quỹ cho khách hàng mở L/C vẫn chưa đồng nhất về tổ chức và tiêu chí. Hơn nữa, việc kí quỹ chỉ là một trong những điều kiện đảm bảo thanh toán chứ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro.

- Tư duy kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trực tiếp làm công tác thanh toán NK và phương thức kinh doanh của NHNT HN nhìn chung vẫn còn ở khoảng cách xa so với trình độ chung của thế giới. Số cán bộ nhân viên hiểu một cách thấu đao, tường tận luật pháp quốc tế, các quy định của các tổ chức thế giới không nhiều. Tác phong, thái độ của một số cán bộ nhân viên trong lĩnh vực hướng dẫn, phục vụ khách hàng còn thiếu sự chủ động.

- Doanh số thanh toán L/C nhập tuy ở mức cao nhưng chưa thật sự tương xứng với tiềm lực và thế mạnh của NH cũng như tiềm năng của thị trường.

- Năng lực quản trị rủi ro của NH vẫn ở trong tình trạng yếu kém. NH hiện nay không có phòng quản trị rủi ro riêng, chưa xây dựng được mô hình quản lý giám sát rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế theo đúng thông lệ quốc tế; chưa xây dựng được các chính sách, quy trình quản lý rủi ro, các mô hình và công cụ đo lường rủi ro để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo rủi ro một cách có định hướng. Sự bất cập về trình độ nghiệp vụ, sự nhận thức không đầy đủ của một bộ phận cán bộ làm công tác TTQT

* Nguyên nhân của những hạn chế trên +) Nguyên nhân từ phía NHNT HN

- Tiềm lực vốn của NH còn nhỏ bé: Là một chi nhánh của NHTMCPNT VN, vốn tự có của NHNT HN vẫn ở mức thấp so với các NH khác mà Chi nhánh đang phải cạnh tranh. Vốn tự có thấp là nguyên nhân làm cho sức mạnh tài chính suy giảm và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh NH yếu.

- Trình độ cán bộ làm công tác TTQT còn hạn chế, nghiệp vụ non yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ chưa cao; chưa có nhiều cán bộ giỏi làm công tác tham mưu cho lãnh đạo về TTQT. Một số cán bộ NHthiếu đạo đức nghề nghiệp đã cố tình làm sai các nguyên tắc, quy định của pháp luật… Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

- Công nghệ NH so với trình độ chung của khu vực và thế giới mới chỉ ở mức trung bình

- Công tác khách hàng, quảng bá hình ảnh và hoạt động TTQT nói chung chưa được triển khai mạnh.

- NH còn thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro về cung ứng ngoại tệ vào thời điểm thanh toán, không có bộ phận tổng hợp, theo dõi, phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động TTQT, không có bộ phận chuyên gia phân tích thị trường để tư vấn cho khách hàng.

- Tại NHNT HN, hoạt động của bộ phận làm công tác TTQT và bộ phận thực hiện dịch vụ tín dụng xuất nhập khẩu khá tách biệt và do đó sự kết hợp và tương trợ lẫn nhau giữa các bộ phận liên quan để tạo nên một dịch vụ khép kín trong hoạt động TTQT chưa tốt nên đã làm giảm bớt hiệu quả của hoạt động thanh toán nhập khẩu.

+) Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Trình độ của các nhân viên làm công tác XNK trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK tạ VN chưa cao. Doanh nghiệp thiếu thông tin về khách hàng, chưa thông thạo kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương, chưa nắm vững các thông lệ quốc tế trong công tác thanh toán quốc tế nên đã dẫn đến một số trường hợp như lựa chọn nhầm đối tác, sơ hở khi kí kết hợp đồng, khi thương lượng kí kết hợp đồng thương mại thường dễ dàng chấp nhận

các điều kiện thanh toán bất lợi cho mình, chấp nhận các bất lợi trong nội dung L/C nên đã dẫn đến rủi ro trong thanh toán.

- Nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động TTQT, nhiều thương vụ làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài không có sự thẩm định kĩ cho nên không mang lại hiệu quả kinh tế và doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro. Bên cạnh đó, còn một số doanh nghiệp không thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng, một số DN mất khả năng thanh toán,…

+) Nguyên nhân từ phía nhà nước và NNHN

-Môi trường pháp lý, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thông pháp luật của Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa thật sự quan tâm đến quy luật của thị trường và chuẩn mực quốc tế; nhiều rào cản vẫn còn mà bản thân NH thì không thể tự mình tháo gỡ.

- Năng lực hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ cũng như năng lực giám sát hoạt động NH của NHNN còn hạn chế, bên cạnh đó là cơ chế quản lý vĩ mô còn chưa đồng bộ, hoàn thiện gây khó khăn cho NH khi tiến hành hoạt động thanh toán nhập khẩu. Tình trạng đô la hóa vẫn ở mức cao

- Công tác kiểm tra, thanh tra giám sát của NHNN đối với hoạt động của các NH, các doanh nghiệp XNK vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vụ việc đã không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên đã để xảy ra hậu quả. Khuôn khổ pháp lý đối với việc quản lý nhà nước về NH còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng minh bạch, tính thống nhất và thực thi không cao, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Chưa có văn bản nào của nhà nước điều chỉnh quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNTHN (Trang 31 - 33)