III. Thu nhập/ngƣời/tháng(1.000đ)
3.1.2. Định hƣớng phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh cải tạo vƣờn tạp thành vƣờn quả có giá trị kinh tế. Mở rộng diện tích phải đi đôi với việc thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng Bộ Đoan Hùng và đề án phát triển cây ăn quả tỉnh Phú Thọ.
- Phát triển các cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, đa dạng chủng loại, mẫu mã, hình thức, công nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm quả tƣơi phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
- Quy trình kỹ thuật phòng chống sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng, chống thoái hoá giống.
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông đi lại, thông tin liên lạc, tìm thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc thông qua sự trợ giúp của Nhà nƣớc và các đại sứ quán.
- Phát triển bền vững, đảm bảo chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng môi trƣờng sống trong lành.
Bên cạnh đó, dự án phát triển cây bƣởi đặc sản Đoan Hùng là Dự án trọng điểm của Tỉnh Phú Thọ và của huyện Đoan Hùng. Dự án đã đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân nhờ đem lại lợi ích thiết thực và hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng bƣởi. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá tăng thu nhập trên địa bàn huyện.
- Ổn định diện tích cây ăn quả đã trồng, tập trung chăm sóc thâm canh, nâng cao chất lƣợng cây ăn quả chủ lực. Tiếp tục tuyên truyền để ngƣời dân nhận thức đúng về trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với vƣờn cây ăn quả của mình.
- Vận động nhân dân tuỳ thuộc vào khả năng, đầu tƣ trồng mới trong năm 2008 từ 70-150 ha, để đến hết năm 2008 toàn huyện có diện tích trồng mới 1.200 ha cây bƣởi và 300 ha trồng mới cây vải.
3.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả của huyện Đoan Hùng đến năm 2015