Quản lý đường truyền (Path management):

Một phần của tài liệu Khảo sát thiết bị FLX 150-600 (Trang 32)

- FLX 150/600 có chức năng đặt nhãn tín hiệu và tạo dấu đường truyền phục vụ cho việc quản lý đường truyền.

- Hình sau đưa ra các cấu hình quản lý đường truyền .

1. Dấu tín hiệu:

- Chức năng này kiểm tra tín hiệu nhận được là đúng hay sai tại trạm đầu cuối. Để thực hiện được điều này, một tín hiệu trong khung E164 chứa 15 mã ASCII được chèn vào các byte trên đầu của tín hiệu STM-N hoặc tín hiệu đường dẫn VC-3.

Trạm A Trạm B Trạm C Trạm D

Phần “X” Giá trị chuẩn So sánh

Phần “X” Giám sát Giám sát

- Trạm đầu cuối so sánh giá trị nhận được với giá trị đã cho trước. Nếu chúng không thích ứng với nhau, thì nó sẽ báo là tín hiệu nhận đã bị lỗi.

- Tín hiệu trace có thể được chèn riêng đối với việc truyền và nhận tín hiệu STM-N hoặc VC-4, VC-3. Tín hiệu trace cũng có thể được giám sát tại các trạm trung gian có tín hiệu đi qua.

- Các byte trên cùng được sử dụng như sau: + Tín hiệu STM-N: các byte C1, F1, L1. + VC-4 hoặc VC-3: byte J1.

2. Chức năng dán nhãn tín hiệu (Signal label):

- Chức năng này cũng kiểm tra tín hiệu nhận được đúng hay sai tại trạm đầu cuối. Để thực hiện chức năng này, nó sẽ đặt một mã mà chỉ cấu trúc sắp xếp đường truyền vào byte trên đầu của C2 hoặc V5 của tín hiệu đường truyền VC-n.

- Trạm đầu cuối sẽ so sánh giá trị nhận được với giá trị đã được cho trước đối với tín hiệu nhận được. Nếu chúng không thích ứng với nhau, thì hệ thống sẽ báo lỗi (bằng âm thanh).

- Tín hiệu path có thể được giám sát tại mỗi trạm trung gian có tín hiệu đi qua. Các byte trên cùng được dùng là:

+ VC-4 hoặc VC-3: byte C2.

+ VC-12: byte V5 từ bit 5 đến bit 7.

Một phần của tài liệu Khảo sát thiết bị FLX 150-600 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w