1. Khái niệm về thực hành và dạy học thực hành kỹ thuật
Trong dạy học, thực hành là hoạt động của học sinh nhằm vận dụng những kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo cần thiết. Hoạt động thực hành có hai dạng cụ thể trong mối quan hệ tương hỗ:
- Hoạt động thực hành vật chất: Là hoạt động thực hành nhằm hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo lao động, luyện tập các thao tác thực hành trực tiếp trên vật thật, trờn cỏc linh kiện, vật dụng cụ thể.
- Hoạt động thực hành trí tuệ: Là dạng thực hành thông qua giải các bài tập kĩ thuật, thiết kế, tạo lập mô hình, là hoạt động tự học, tự thân vận động khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo.
Dạy học thực hành là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức với mục đích dạy học sinh vận dụng kiến thức, kiểm tra lại lý thuyết, hình thành, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo lao động, tính cẩn thận chăm chỉ… cách bố trí thiết bị, dụng cụ thực hành một cách khoa học.
2. Nhiệm vụ của dạy học thực hành
Dạy học bằng thực hành có nhiệm vụ:
- Hoàn thiện và vận dụng những hiểu biết kĩ thuật ở mức độ khác nhau (đơn lẻ hoặc tổng hợp) vào các thao tác thực hành.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo lao động
- Hình thành và phát triển tư duy về kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ thực hành, thao tác kỹ thuật.
- Thực hiện các chức năng giáo dục (tác phong làm việc nhanh nhẹn, tạo hứng thú và bộc lộ năng khiếu nghề nghiệp, tính cẩn thận, cần cù chăm chỉ trong lao động, an toàn lao động và vệ sinh môi trường), củng cố kiến thức lý thuyết.
- Tạo bước chuyển giao không thể thiếu giữa học lý thuyết và thực tế, giữa chương trình đào tạo và thực tế công việc sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo ở các trường kỹ thuật.
Trong dạy học thực hành kĩ thuật cần sử dụng linh hoạt, phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung của bài học. Trong đó hai phương pháp đặc trưng và phổ biến nhất là:
- Giáo viên làm mẫu - học sinh quan sát
- Giáo viên huấn luyện - học sinh tiến hành luyện tập
3.1 Phương pháp làm mẫu - quan sáta) Bản chất của phương pháp a) Bản chất của phương pháp
Giáo viên thực hiện hành động (hoặc các động tác) kỹ thuật kết hợp giảng dạy nhằm giúp học sinh hiểu rõ, hình dung rõ ràng từng động tác (cử động) riêng lẻ của hành động và trình tự các tác động đó, làm cho học sinh có khả năng thực hiện lại các hành động đã được chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của các hành động. Học sinh quan sát tái hiện lại các hành động, hình dung phõn tớch… trờn cơ sở đó hình thành động hình vận động.
b) Tiến hành phương pháp
Gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hành động cần làm mẫu:
Công việc này giao cho giáo viên thực hiện trước các bài dạy thực hành cú cỏc nội dung sau:
- Phân tích hành động cần biểu diễn để phân tích chia nó thành các yếu tố bộ phận (động tác, cử động) và xắp xếp các yếu tố đó theo trình tự hợp lý, xác định các yếu tố khó để luyện tập trước, cỏc khõu chuyển tiếp, dự kiến các sai sót có thể xảy ra khi học sinh luyện tập.
- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cần thiết tương ứng (chuẩn bị điều kiện làm việc).
- Biểu diễn thử hành động làm mẫu để khẳng định hoặc điều chỉnh việc phân tích trên, định mức thời gian thực hiện và dự kiến những giải thích kèm theo.
- Dự kiến vị trí và các điều kiện biểu diễn sao cho học sinh có thể quan sát thuận lợi nhất.
Bước 2: Biểu diễn hành động (hay tác động) mẫu theo trình tự:
- Định hướng hành động cho học sinh bằng cách nêu rõ mục đích, nhiệm vụ của hành động, trình tự các động tác và phương tiện kèm theo, yêu cầu kết quả cần đạt được.
- Biểu diễn hành động mẫu với tốc độ bình thường, trong các động tác cử chỉ riêng biệt và phân tích cỏc khõu chuyển tiếp mục đích: giúp học sinh nắm chính xác từng động tác và ghi nhớ trình tự của chúng.
- Lặp lại những động tác khó, những chỗ chuyển tiếp phức tạp kết hợp giải thích kĩ lưỡng, chỉ ra những sai sót thường gặp khi thực hiện.
- Biểu diễn tóm tắt lại toàn bộ hành động với tốc độ bình thường sẽ gây được ấn tượng về tiến trình công việc với học sinh.
Bước 3: Đánh giá kết quả biểu diễn để xác định mức độ nắm vững các hành động mẫu và trình tự tiến hành công việc của học sinh bằng cách chỉ định một hoặc vài em học sinh biểu diễn lại hành động cho cả lớp quan sát và nhận xét, giáo viên uốn nắn sửa chữa để hoàn thiện dần. Căn cứ vào kết quả làm thử của học sinh mà quyết định chuyển sang luyện tập hoặc biểu diễn lại (từng phần hay toàn bộ) hành động mẫu.
Nội dung và trình tự các bước nêu trên chỉ là tương đối, nó được vận dụng linh hoạt trong từng hành động cụ thể cần làm mẫu sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, tuỳ thuộc vào độ phức tạp, độ khó của hành động. Nó thường được tiến hành với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan khác nhau như bản quy trình công nghệ, hình vẽ, băng hình, đèn chiếu…
3.2 Phương pháp huấn luyện - luyện tậpa) Bản chất của phương pháp a) Bản chất của phương pháp
Luyện tập là sự lặp đi lặp lại một hay nhiều hành động, động tác kĩ thuật một cách có kế hoạch, có hệ thống với mục đích hình thành và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Bản chất của việc hình thành kỹ năng kỹ xảo là việc thành lập các phản xạ có điều kiện (hình thành các mối liên hệ tạm thời, động hình ở vỏ não), các phản xạ, các mối liên hệ thần kinh tạm thời luụn cú sự tác động qua lại với liên hệ thần kinh đã được lập trước đó. Qua quá trình luyện tập sẽ làm cho các đường liên hệ thần kinh tạm thời mới hình thành ngày càng được củng cố, rõ nét và bền vững, sự định hình các tín hiệu phát động phù hợp với hoạt động nào đó chính là động hình. Động hình là cơ sở sinh lý của kĩ năng, kỹ xảo và thói quen. Nhờ có sự thiết lập động hình mà con người luôn luôn không phải dùng ý thức để điều khiển hoạt động nữa.
Tuỳ thuộc vào nội dung tập luyện mà cú cỏc dạng luyện tập khác nhau như:
+ Luyện tập động tác
+ Luyện tập công nghệ
+ Luyện tập nguyờn cụng và luyện tập quá trình công nghệ
b) Các giai đoạn luyện tập kỹ năng - kỹ xảo
Để hình thành, luyện tập kỹ năng - kỹ xảo, cả giáo viên và học sinh phải trải qua một quá trình sư phạm trong đó giáo viên hướng dẫn luyện tập hay huấn luyện cho học sinh, cũn chớnh học sinh thực hiện quá trình luyện tập.
Các giai đoạn luyện tập cần trải qua:
− Giai đoạn làm quen: Tạo ra biểu tượng rõ ràng về các hành động cần luyện tập.
− Giai đoạn thử thực hiện: Thực hiện đúng trình tự động tác, hiểu được bản chất của hành động.
− Giai đoạn cơ bản: Để đạt tới mức độ chính xác cần thiết của hành động, loại bỏ các động tác thừa, tự điều chỉnh hành động.
− Giai đoạn tinh xảo: Tăng độ chính xác, độ nhanh, độ linh hoạt, giảm dần sự điều khiển, kiểm tra của ý thức.
4. Cấu trúc của một bài dạy thực hành kỹ thuật
Qua phân tích quá trình hình thành kỹ năng - kỹ xảo cho thấy bài dạy thực hành kĩ thuật có thể có cấu trúc gồm 3 giai đoạn như sau:
Hình 3.1. Cấu trúc của một bài dạy thực hành kỹ thuật Các giai đoạn cụ thể Học sinh Kết quả Giáo viên Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật Hình ảnh biểu tượng của HĐ Định hướng dạy thực hành Quan sát bắt chước Động hình vận động Làm mẫu Luyện tập Kĩ năng Huấn luyện
− Giáo viên đưa ra mục tiêu, yêu cầu cụ thể của bài thực hành: cần hoàn thành công việc gì, hình thành và rèn luyện kĩ năng gì, với thời gian và mức độ cần hoàn thành ra sao…để khẳng định hướng hoạt động học tập của học sinh.
− Kiểm tra tái hiện những kiến thức, kĩ năng có liên quan đến bài thực hành, trang bị những kiến thức kĩ năng cần thiết.
− Nêu khái quát trình tự công việc: động tác, thao tác, cử động (mục đích, phương tiện dụng cụ, cách thức tiến hành tương ứng). Có thể kết hợp các biểu mẫu, bản vẽ, sơ đồ hoặc sản phẩm thật để minh họa.
− Giáo viên biểu diễn hành động mẫu và kiểm tra kết quả.
a) Giai đoạn thực hành
Giai đoạn này giáo viên kèm cặp hướng dẫn thường xuyên. Giai đoạn thực hành được xây dựng tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung bài thực hành, đặc điểm từng loại kỹ năng, kỹ xảo cần luyện tập, khối lương công việc cần tiến hành luyện tập, số lượng học sinh tham gia, các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Những nội dung chính bao gồm:
− Phân chia vị trí cỏc nhúm, phỏt vật liệu, linh kiện, dụng cụ.
− Học sinh tự tổ chức làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên, tái hiện bắt chước hành động mẫu của giáo viên kết hợp với các phương tiện trực quan cần giỏm sỏt…luyện tập theo trình tự công việc được giao.
− Giáo viên thường xuyên theo dõi uốn nắn, kiểm tra từng bước, từng phần công việc của học sinh. Đặc biệt là hướng dẫn học sinh tự kiểm tra điều chỉnh hành động, kiểm tra kết quả luyện tập.
b) Giai đoạn kết thúc
− Kết thúc bài thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh ngừng hoạt động, nộp sản phẩm hoặc báo cáo, thu hoạch và kết quả đã thực hiện được.
− Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động thực hành của cá nhân hoặc của từng nhóm một cách cụ thể, toàn diện, từ khâu chuẩn bị, trang bị về kiến thức đến các sản phẩm, tinh thần, thái độ làm việc của học sinh.
− Yêu cầu học sinh thu dọn vật liệu, dụng cụ sắp xếp lại trang thiết bị, vệ sinh phòng thực hành.
Tuỳ thuộc vào nội dung, thời gian và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật mà điều chỉnh các bước, các giai đoạn tiến hành cho phù hợp, sao cho đưa lại hiệu quả công việc cao nhất.