Thực trạng hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong môn

Một phần của tài liệu luận văn các biện pháp hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 trung học phổ thông ( chương trình chuẩn) (Trang 38)

ở trƣờng trung học phổ thông và yêu cầu đặt ra

1.2.1. Mục đích khảo sát

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học Lịch sử nói chung, thực trạng việc hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết. Kết quả điều tra khảo sát là cơ sở để đƣa ra những kết luận chung cũng nhƣ những yêu cầu đặt ra cần đƣợc giải quyết nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch sử.

Việc điều tra, khảo sát đƣợc tiến hành ở một số trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhƣ THPT Minh Hà, THPT Bãi Cháy, THPT Trần Thánh Tông

Về phƣơng pháp tiến hành: tiến hành phỏng vấn giáo viên và học sinh bằng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh của 3 trƣờng nói trên. (Phụ lục 1, 2).

1.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

-Đối với giáo viên: Tìm hiểu thực tiễn dạy học Lịch sử thông qua mức độ cần thiết của việc tổ chức lĩnh hội kiến thức, mức độ thƣờng xuyên xác định chuẩn kiến thức học sinh cần lĩnh hội trƣớc khi soạn giảng, mức độ thƣờng xuyên kiểm tra lĩnh hội kiến thức của học sinh. Tìm hiểu quan niệm về những kiến thức lịch sử học sinh cầm lĩnh hội trong trƣờng phổ thông, cơ

sở xác định những kiến thức học sinh cần lĩnh hội cho mỗi bài học; tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi giảng dạy Lịch sử tại trƣờng phổ thông. Điều tra khảo sát còn tìm hiểu các phƣơng pháp giáo viên thƣờng sử dụng để hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học Lịch sử cũng nhƣ những đánh giá chủ quan của giáo viên về tình hình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học Lịch sử hiện nay.

-Đối với học sinh: Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Lịch sử, tìm hiểu lý do học sinh không thích học Lịch sử cũng nhƣ khó khăn của học sinh khi học Lịch sử. Khảo sát cũng đi sâu và tìm hiểu những biện pháp mà học sinh thƣờng dùng để học Lịch sử cũng nhƣ mong muốn của các em về phƣơng pháp giảng dạy của các thầy cô nhằm nâng cao hiệu quả học môn Lịch sử.

1.2.3. Kết quả khảo sát

Qua khảo sát các giáo viên và học sinh của một số trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhƣ THPT Minh Hà, THPT Bãi Cháy, THPT Trần Thánh Tông, chúng tôi nhận thấy tình hình hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông nhƣ sau:

1.2.3.1. Đối với giáo viên

Đa phần giáo viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc hƣớng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học lịch sử. Phần lớn các thầy cô cũng khẳng định rằng việc xác định các kiến thức học sinh cần lĩnh hội "có liên quan" đến phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Chính vì thế, khi đƣợc hỏi về mức độ thƣờng xuyên của việc xác định chuẩn kiến thức cần lĩnh hội trƣớc khi soạn giảng thì chỉ có 3 giáo viên (trên tổng số 15 giáo viên) đƣợc hỏi cho rằng chỉ những bài cho là quan trọng thì mới xác định kiến thức học sinh cần lĩnh hội một cách thật sự nghiêm túc, còn lại thì họ lựa chọn kiến thức để giảng dạy theo tính cảm xúc, hình ảnh của kiến thức và quan tâm đến các câu chuyện quanh kiến thức đó. 12 giáo viên còn lại thì đều thƣờng xuyên xác định chuẩn kiến thức học sinh cần lĩnh hội trƣớc khi soạn giảng.

80% giáo viên (12/15 giáo viên) đƣợc hỏi đều nhận thức những kiến thức lịch sử học sinh cần lĩnh hội trong trƣờng phổ thông là những kiến thức theo chuẩn do Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành. Chỉ còn một số ít giáo viên cho rằng đó là những kiến thức có tòan bộ trong sách giáo khoa. 80% giáo viên này cũng dựa vào việc tìm hiểu chƣơng trình, sách giáo khoa và nghiên cứu các tài liệu bồi dƣỡng thực hiện chƣơng trình để xác định những kiến thức cần lĩnh hội cho mỗi bài học.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, hầu hết giáo viên ở các trƣờng đƣợc điều tra tìm hiểu đều rất chú trọng đến việc xác định chuẩn kiến thức học sinh cần lĩnh hội trƣớc khi doạn giảng. Đây là một trong những ƣu điểm của thực trạng dạy học Lịch sử hiện nay.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số bất cập trong thực trạng dạy học Lịch sử ở các trƣờng đƣợc tiến hành điều tra.

Thƣờng xuyên xác định các kiến thức học sinh cần lĩnh hội trong mỗi bài học, nhƣng phần lớn các giáo viên không thƣờng xuyên kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh trong các giờ học, chỉ có 4 giáo viên đƣợc hỏi là thƣờng xuyên kiểm tra, còn 11 giáo viên còn lại chỉ kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh theo định kỳ, phân phối chƣơng trình. Điều này khiến cho các thầy cô giáo không biết đƣợc mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh đến đâu để có phƣơng pháp phù dạy học hợp hơn.

Về phƣơng pháp hƣớng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học Lịch sử, nhiều giáo viên trong một số trƣờng hợp nhƣ sắp hết giờ, chƣa chuẩn bị giáo án, hoặc để kết thúc bài học sớm hơn... ) vẫn đọc chép cho học sinh. Tuy nhiên những trƣờng hợp nhƣ vậy cũng đã xảy ra ít hơn. Phần lớn giáo viên tiến hành nhiều biện pháp tích cực hơn nhƣ tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, đặt vấn đề và hƣớng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan... Nhƣng họ chƣa chú ý hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức, tìm ra bản chất để ghi nhớ, lĩnh hội vững bền kiến thức mà chỉ dừng lại ở việc trao đổi đàm thoại, hỏi đáp hay dùng phƣơng tiện trực quan

đơn thuần để làm sinh động hơn các kiến thức lịch sử. Do đó tình trạng học sinh nhầm lẫn và quên kiến thức lịch sử, không biết cách kết nối các kiến thức với nhau vẫn còn rất phổ biến.

Các thầy cô đều nhận định rằng việc xác định và hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức đem lại sẽ những hiệu quả nhƣ nâng cao chất lƣợng dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển kỹ năng học tập của học sinh. Không giáo viên nào cho rằng việc xác định và tổ chức hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức làm cho việc dạy học trở nên quá tải, nặng nề hay làm cho học sinh khó hiểu, mau quên cả. Nhƣng để đạt đƣợc những hiệu quả nhƣ mong muốn thì bản thân các thầy cô đang phải vƣợt qua rất nhiều khó khăn nhƣ tâm lý coi thƣờng Lịch sử là môn phụ, học sinh không muốn học, thiết bị dạy học còn thiếu thốn... Làm thế nào để giảm bớt những khó khăn ấy là một yêu cầu cấp thiết mà các giáo viên Lịch sử luôn muốn khắc phục.

Khi đƣợc hỏi, 8/15 giáo viên cho rằng việc tổ chức hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững bền trong dạy học lịch sử hiện nay đƣợc thực hiện bình thƣờng, 6 giáo viên cho rằng việc hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức chƣa tốt, chỉ có 1 giáo viên đƣợc hỏi cho rằng việc hƣớng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức đã đƣợc thực hiện tốt. Nhƣ vậy có thể thấy, việc tổ chức hƣớng dẫn học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 sao cho các em có thể lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách tốt nhất, nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử đang là yêu cầu cấp thiết cần đƣợc đặt ra.

1.2.3.2. Đối với học sinh:

Qua phỏng vấn vầ điều tra tâm lý học sinh khối 12 của 3 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với số phiếu phát ra là 293 và thu về 254 phiếu, chúng tôi đã tìm hiểu đƣợc ý kiến của nhiều học sinh đối với môn Lịch sử.

79.92 20.07 1.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Cần thiết Bình thƣờng Không cần thiết

Mức độ quan tâm của học sinh

Hình 1.1: Biểu đồ thế hiện mức độ quan trọng của môn Lịch sử đối với học sinh (%)

Nhìn vào biểu đồ trên có thấy học sinh vẫn đang thấy môn Lịch sử rất cần thiết đối với các em. 203/254 phiếu trả lời của các em cho rằng môn Lịch sử cần thiết đối với các em, 51/254 học sinh cho rằng bình thƣờng, chỉ có 2 học sinh cho rằng môn Lịch sử không cần thiết đối với các em. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì bản thân các em vẫn nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học môn Lịch sử trong việc hoàn thiện bản thân mình.

Em Âu Lan Anh, học sinh lớp 12A2 trƣờng THPT Minh Hà cho rằng: "Học Lịch sử giúp em hiểu biết thêm về lịch sử dân tộc, hiểu thêm về đất nƣớc con ngƣời Việt Nam với những truyền thống đấu tranh và bảo vệ đất nƣớc. Chúng em có thể hiểu hơn về các vị anh hùng có công với đất nƣớc. Bên cạnh đó chúng em còn hiểu biết hơn về những văn hóa cổ truyền của dân tộc cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới".

Em Nguyễn Tiến Hùng, học sinh lớp 12A4 trƣờng THPT Bãi Cháy thì cho rằng: "Lịch sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam là niềm tự hào của dân tộc, không phải đất nƣớc nào cũng có những trang sử vẻ vang nhƣ dân tộc ta. Hiểu biết Lịch sử là cần thiết trong quá trình chúng ta giao lƣu, phát triển và hội nhập với thế giới".

Còn em Lê Thị Thu Hoài, học sinh lớp 12A5 trƣờng THPT Lê Thánh Tông thì lại khẳng định rằng: "Lịch sử là môn mang lại cho mỗi ngƣời biết đƣợc những việc đã xảy ra trong quá khứ, giúp em hiểu đƣợc những hi sinh, cố gắng vất vả của thế hệ trƣớc để chúng ta có đƣợc cuộc sống nhƣ ngày hôm nay. Đây là động lực để em cố gắng học tập, hoàn thiện bản thân mình..."

Nhƣ vậy có thể thấy trong tâm lý của các em, môn Lịch sử vẫn có một vị trí quan trọng. Các em đều thấy đƣợc lợi ích mà môn Lịch sử đem lại. Nhƣng có một nghịch lý là các em thấy môn Lịch sử rất quan trọng nhƣng bản thân các em lại không mấy hứng thú đối với việc học tập môn Lịch sử. Theo điều tra, có đến 74,8% học sinh nghe một cách lơ đãng trong giờ học, 21,9% không muốn học, chỉ có 3,3% các em thật sự chăm chú lắng nghe trong giờ học.

Mức độ hứng thú trả lời các câu hỏi của giáo viên đƣợc biểu thị qua sơ đồ sau: 32.4 50.8 16.8 Không thích trả lời Trả lời đối phó hứng thú trả lời

Nhìn vào biểu đồ có thế thấy mức độ hứng thú tham gia vào bài học của các em không cao. Đối với các câu hỏi của giáo viên đƣa ra, có đến 50,8% học sinh tìm cách trả lời đối phó; 32,4% học sinh không thích vì ngại trả lời; chỉ có 16,8% học sinh hứng thú tìm tòi, suy nghĩ trả lời các câu hỏi. Các em đều cho rằng môn Lịch sử là cần thiết nhƣng trong giờ học các em lại "nghe một cách lơ đãng", "không thích trả lời các câu hỏi của thầy cô". Đây là một trong những biểu hiện của chất lƣợng dạy học lịch sử chƣa tốt. Hứng thú học tập liên quan chặt chẽ và ảnh hƣởng đến thái độ, ý thức học tập của các em. Bản thân các em thấy cần thiết phải học Lịch sử, nhƣng khi hứng thú học tập bị giảm thì đến một lúc nào đó các em sẽ thấy không cần thiết phải học Lịch sử, hoặc có chăng các em chỉ học đề đối phó với các thầy cô. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến kết quả học tập, thái độ của các em trong cuộc

sống sau này. Để khắc phục tình trạng này, việc có những biện pháp để hƣớng dẫn các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động nhằm gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết.

Các em đã lý giải cho việc không hứng thú với giờ học của mình nhƣ sau: 30,8% ý kiến cho rằng chƣơng trình, sách giáo khoa còn nặng; 27,9% ý kiến cho rằng thầy cô dạy nặng về các sự kiện; 16,8% ý kiến cho rằng Lịch sử là môn không phải thi tốt nghiệp, ít bạn học khối C. Số ít học sinh còn lạ thì đƣa ra các lý do nhƣ học sinh không nỗ lực học, xem thƣờng môn Lịch sử là môn phụ, không có thời gian học do các môn chính chiếm hết thời gian.... Có thể thấy tinh thần, thái độ, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Lịch sử còn chịu nhiều ảnh hƣởng của những điều kiện khách quan và chủ quan; trong đó phƣơng pháp giảng dạy của thầy cô cũng là một yếu tố quan trọng.

Khi đƣợc hỏi về những khó khăn các em hay gặp phải khi học Lịch sử thì rất nhiều học sinh trả lời rằng đó là vì các em phải nhớ quá nhiều kiến thức Lịch sử liên quan đến các sự kiện, mà phần lớn các sự kiện đều khô khan, khó học, khó nhớ, hay quên. Chính vì thế, đa phần các em khi học bài chọn cách "học thuộc lòng bài " (chiếm 48,9%); 23,2% học sinh "kết hợp đọc sách giáo khoa với bài giảng của thầy cô". Một tỷ lệ thấp các em hứng thú thật sự với bộ môn (21,8%) thì cố gắng tìm đến những phƣơng pháp học tập hiệu quả hơn nhƣ "Tự suy nghĩ rồi giải đáp", " trao đổi với bạn", "làm bài tập về nhà", "đọc trƣớc bài mới".... Tuy nhiên, các phƣơng pháp học tập mới nhƣ "sử dụng phƣơng pháp lập bảng hệ thống kiến thức, lập bảng niên biểu, sử dụng đồ dùng trực quan để học" thì chỉ có 6,1% học sinh sử dụng khi học môn Lịch sử.

Với cách học thuộc lòng bài cũ y nguyên những gì các thầy cô giáo cho ghi mà phần lớn các em học sinh lựa chọn nên trong quá trình học, nhiều em chủ quan không chịu ôn bài, học bài. Chỉ đến khi chuẩn bị kiểm tra mới học nhồi học nhét, học vẹt. Khi trả lời các câu hỏi của giáo viên, đa số các em nhớ ý nguyên vở ghi hoặc sách giáo khoa đã học thuộc lòng (chiếm 51,2%);

30,4% học sinh nhớ câu nào nói câu đấy; chỉ có 18,4% học sinh trả lời các kiến thức theo ý hiểu của mình. Thậm chí tình trạng quay cóp khi kiểm tra lịch sử vẫn còn rất phổ biến. Do không nhớ đƣợc các kiến thức lịch sử hoặc nhớ không sâu, không chắc nên các em học sinh thƣờng có sự nhầm lẫn về thời gian xảy ra sự kiện, về địa danh, tên cuộc khởi nghĩa, nhân vật lịch sử. Quan trọng hơn, đa số học sinh không hiểu đƣợc sự kiện lịch sử, các em thƣờng không giải thích đƣợc ý nghĩa của sự kiện lịch sử, không đánh giá đƣợc vai trò, công lao của nhân vật lịch sử, không có hiểu biết về mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại...

Với thực trạng học tập Lịch sử nhƣ thế, các em mong mốn gì ở ngƣời thầy để có thể học tập môn Lịch sử tốt hơn? 58,2% ý kiến học sinh muốn giáo viên hƣớng dẫn các em biết cách tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức của bài học; 24,5% học sinh muốn các thầy cô sử dụng thêm các tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa để làm sinh động thêm các kiến thức trong bài học nhƣ tranh ảnh, phim tƣ liệu, bản đồ, các câu chuyện kể... Bên cạnh đó, vẫn có tới 17,3% ý kiến học sinh vẫn thích giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của bài theo lối học thj động là thầy đọc, trò chép. Đây là điều đáng buồn với chất lƣợng dạy học Lịch sử. Bởi vì những bài giảng kiểu này, học sinh không những không đƣợc phát huy tính tích cực theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp

Một phần của tài liệu luận văn các biện pháp hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 trung học phổ thông ( chương trình chuẩn) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)