Xây dựng mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu Ebook cẩm nang xây dựng và thực tiễn kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phần 1 TS phạm minh mục, TS vương hồng tâm, ths nguyễn thị kim thoa (Trang 32)

a. Khái niệm mục tiêu

Mục tiêu giáo dục là kết quả giáo dục mong muốn đạt được thông qua

việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong điều kiện, thời gian nhất định.

b. Các quan điểm xây dựng mục tiêu Quan điểm bình đẳng:

- Quyền được giáo dục của mọi trẻ em;

- Quyền bình đẳng về cơ hội: trẻ em không giống nhau, do đó không nên đánh giá cao bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu, năng lực của từng trẻ để xây dựng mục tiêu chung.

- Quyền tham gia các hoạt động xã hội: làm thế nào để trẻ không cảm thấy bị hạn chế trong khi được học tập, được tham gia mọi hoạt động trong môi trường giáo dục với mọi trẻ em.

Quan điểm phát triển:

- Bất cứ trẻ khuyết tật nào cũng có khả năng phát triển.

- Cần căn cứ vào qui luật bù trừ chức năng của trẻ khuyết tật để xây dựng mục tiêu.

- Sự phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào phương pháp giáo dục của người lớn.

Trong giáo dục hoà nhập, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt cùng với trẻ em khác học chung một chương trình. Giáo viên đặt mục tiêu cho từng trẻ cũng cần đảm bảo nguyên tắc tiếp cận với mục tiêu cấp học, lớp học của phổ thông.

c. Phân loại mục tiêu

Mục tiêu rất nhiều dạng, được phân loại tuỳ thuộc vào các tiêu chí xây dựng. Trong giáo dục có thể chung các dạng mục tiêu sau đây:

- Theo UNESCO và UNICEF, đào tạo con người cần đạt 4 mục tiêu trụ cột sau: học để biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung sống.

- Trong giảng dạy có mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Theo cấp/ngành học thì có mục tiêu giáo dục mầm non, tiểu học, trung học...

- Theo thời gian thì có mục tiêu dài hạn, ngắn hạn

- Theo nội dung giáo dục thì có mục tiêu về các lĩnh vực phát triển, như: thể chất, ngôn ngữ - giao tiếp, phát triển nhận thức (các môn học), lao động, giáo dục kỹ năng. Hòa nhập xã hội…

Trong phần này, mục tiêu giáo dục cho một trẻ được xây dựng theo tiêu chí nội dung giáo dục và thời gian giáo dục.

Theo nội dung giáo dục: đó là các mặt phát triển mà trẻ cần đạt được, như: thể chất, nhận thức, kỹ năng nói chung hay theo các nội dung của các môn học.

Theo thời gian thực hiện giáo dục có mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thời gian cho các loại mục tiêu cũng rất tương đối. Với một kế hoạch có thể chỉ là trung hạn, những với kế hoạch khác lại là dài hạn.

Điều quan trọng là mục tiêu dài hạn cho thấy cái đích, mong muốn sau một giai đoạn thực hiện giáo dục, còn mục tiêu ngắn hạn cho thấy cái cụ thể hơn trong từng giai đoạn, cái cần đạt sau một thời gian cụ thể. Mục tiêu ngắn hạn là định hướng những vấn đề được cụ thể hoá trong kế hoạch giáo dục.

d. Cơ sở để xây dựng mục tiêu

- Khả năng hiện tại của trẻ: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống đã có của trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng và tương lai phát triển của trẻ. - Mục tiêu, nội dung, chương trình của năm học, cấp học.

- Điều kiện, phương tiện của nhà trường, lớp học và gia đình trẻ.

- Đặc điểm tình hình cụ thể tại địa phương: đặc điểm đặc thù về địa lý, về kinh tế, văn hoá-xã hội, phong tục tập quán...

Mục tiêu giáo dục phải được xây dựng theo kiểu mục tiêu hành vi và theo tuyến tính thời gian cụ thể, tháng, học kỳ, năm học, cấp học.

e. Các yêu cầu của mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục phải đảm bảo 4 yếu tố sau:

1) Đối tượng thực hiện hành vi: Đối tượng thực hiện ở đây chính là trẻ có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhu cầu giáo dục đặc biệt, đối tượng được chăm sóc giáo dục.

2) Điều kiện thực hiện: Điều kiện ở đây được nói tới như là các yếu tố về

vật chất, chuyên môn và con người. Yếu tố vật chất là các điều kiện cơ sở vật chất của gia đình, nhà trường, các phương tiện – thiết bị hỗ trợ; yếu tố chuyên môn là nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên, người trực tiếp hỗ trợ trẻ (phục hồi chức năng, hỗ trợ tại nhà…); yếu tố con người là giáo viên, những người hỗ trợ, trình độ chuyên môn, điều kiện thời gian và lòng nhiệt tình, tâm huyết với nhiệm vụ.

3) Hành vi có thể quan sát, lượng giá được: Đây là những hành vi cụ thể

của trẻ - kết quả giáo dục sau quá trình thực hiện. Những hành vi này phải được thể hiện bằng hành động hoặc kết quả nhận thức thực hiện bằng lời hay kết quả thực hiện các nhiệm vụ.

4) Các tiêu chí đánh giá: Tiêu chí đánh giá mức độ thành công của trẻ là chuẩn phát triển thể chất, điểm số trẻ đạt được qua các môn học, những kĩ năng cụ thể của trẻ học được sau quá trình luyện tập; Yếu tố thời gian ở đây cũng là một tiêu chí đánh giá kết quả, với cùng một nhiệm vụ, học sinh có khả năng như nhau thì những học sinh hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn hơn sẽ được đánh giá cao hơn.

Tham khảo: Sơ đồ xây dựng và tiến tới mục tiêu của một bản kế hoạch giáo dục cá nhân

SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ĐẠT ĐẾN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ

Một phần của tài liệu Ebook cẩm nang xây dựng và thực tiễn kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phần 1 TS phạm minh mục, TS vương hồng tâm, ths nguyễn thị kim thoa (Trang 32)