Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trong thời gian qua. (Trang 27 - 28)

III. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong cho vay vốn hộ sản

3. Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án

Ngân hàng cần giúpcác hộ sản xuất dự án, phương án sản xuất.

Việc xây dựng và thẩm định dự án vay vốn là khâu quan trọng nhất, quyết định chủ yếu đến hiệu quả tín dụng. Việc xây dựng, thẩm định phải dựa trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Xây dựng các dự án phát triển kinh tế theo khu vực, theo vùng chuyên canh và từng chuyên ngành liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Khi xây dựng phương án khả thi cần phải có 3 bước:

Bước 1: Thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách, quy chế cho vay đối với khách hàng.

Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin từ các nguồn khác nhau, theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương để tổng hợp xây dựng dự án, phương án đầu tư.

Bước 3: Xây dựng dự án trên cơ sở có sự chỉ đạo, tham gia của chính quyền các cấp theo thẩm quyền, các ban ngành, các tổ chức kinh tế.

Khi thẩm định dự án vay vốn các cán bộ tín dụng phải đặt ra câu hỏi là cho ai vay, cho vay làm việc gì? Hiệu quả của từng dự án cụ thể ra sao? Các dự án có phù hợp với dịnh hướng phát triển kinh tế địa phương hay không?.

Hiện nay hoạt động tín dụng Ngân hàng phải xem xét những định hướng lớn cho sự phát triển, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến từng dự án cụ thể. Vấn đề lập và thẩm định dự án đảm bảo tính hiệu quả, khả thi cao sẽ là tiêu chí ra quyết định đầu tư.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phải chủ động xây dựng các dự án khả thi nhằm kêu gọi vốn của các tổ chức nước ngoài để có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Các cán bộ tín dụng phối hợp với UBND xã, phường lập bản "hồ sơ kinh tế địa phương ", trong đó:

- Tình hình dân số, diện tích, mục tiêu kinh tế xã hội từng năm. - Khung giá đất do UBND tỉnh quy định.

- Nêu rõ ngành nghề kinh tế của địa phương.

- Số hộ trên địa bàn chia theo ngành nghề ( sản xuất chuyên canh hoặc kiêm ngành nghề khác).

- Phân loại số hộ đã vay: trực tiếp hoặc qua tổ.

- Nắm chắc nhu cầu vay vốn của hộ gia đình trên địa bàn chia theo ngành nghề, đối tượng chi phí.

- Kết hợp với trung tâm khuyến nông, kỹ thuật xây dựng định mức kỹ thuật kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng và xét duyệt dự án vay vốn. Nắm định mức kinh tế kỹ thuật cho từng cây, con, ngành nghề có đầu tư trên địa bàn.

- Nắm bắt chuyển giao công nghệ kỹ thuật. - Tính toán sản xuất đầu tư.

Mô hình đầu tư trước hết xây dựng cho cây, con chủ yếu, giảm bớt việc thẩm định cho từng hộ vay cùng một đối tượng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trong thời gian qua. (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)