Biên giới, địa giới hành chính các cấp, ranh giới (gọi chung là địa giới):

Một phần của tài liệu BÀI TIÊU LUẬN-ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC KHI XỬ DỤNG ẢNH HÀNG KHÔNG ĐỘ PHÂN GIẢI CAO THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 25)

Các đường địa giới phải là những đường liên tục từ điểm giao nhau này đến điểm giao nhau khác và phải đi theo đúng vị trí thực của đường địa giới, không vẽ qui ước như trên bản đồ giấy. Ví dụ, khi đường địa giới trùng với sông 1 nét thì đoạn địa giới đó phải trùng khít với sông 1 nét mà không vẽ chéo cánh sẻ dọc 2 bên sông như trên bản đồ giấy (khi số hóa phải copy đoạn sông 1 nét đó sang lớp địa giới); nếu đường địa giới chạy giữa sông vẽ 2 nét, thì đường địa giới được số hóa thành một đường liền đi giữa sông (không đứt đoạn). Khi ra phim chế in offset, địa giới sẽ phải biên tập lại theo qui định của bản đồ trên giấy

Các trường hợp địa giới chạy dọc theo yếu tố hình tuyến khác, ví dụ như đường giao thông, cũng áp dụng nguyên tắc như trên.

e. Thực vật :

Số tất cả ranh thực vật đúng theo ảnh điều vẽ, các ranh thực vật khi được số phải tạo thành các vùng khép kín (ranh thực vật phải bắt vào các đối tượng giao thông hay sông suối)

Sửa lỗi, tạo vùng và trải ký hiệu cho vùng thực vật: Sửa lỗi và tạo vùng:

Sau khi số hóa, dữ liệu là các line cần được xử lý và chuẩn hóa thành dữ liệu bản đồ, quá trình hoàn thiện và chuẩn hóa dữ liệu dựa vào 3 modul: MRF Clean, MRF Flag, MRFPoly và tiến hành như sau:

Tạo file thực vật mới dùng làm file để tạo vùng, reference các file thủy hệ, giao thông, thực vật (ranh thực vật ), dân cư. Copy các line sẽ được tạo vùng ví dụ sông hai nét, ao, hồ, tường rào, vùng thực vật v.v… chuyển tất cả về lớp 63.

Sau khi tạo xong file, tiến hành sửa lồi bằng modul MRF Clean và MRF Flag như sau: Bước 1: khởi động MRF Clean

Bước 2: đặc các thông số sửa lỗi

Bước 3: tiến hành sủa lỗi bằng modul MRF Flag Sau quá trình sửa lỗi ta tạo vùng cho các đối tượng:

Khởi động MRF Poly  Parameters  xuất hiện họp thoại MRF polygon Parameters (dòng line Work Opotion chọn Keep Linework)  MRF polygon.

Biên tập và trình bày bản đồ

Chuyển các đối tượng tham gia tạo vùng về đúng file, đúng lớp như: 1. Thủy hệ: ao, hồ, sông hai nét v.v..

2. Giao thông: các đường vẽ theo tỷ lệ v.v…

3. Dân cư: khu vực có tường rào, khu khai thác đá, nghĩa trang v.v… 4. Thực vật: các vùng thực vật và ký hiệu kèm theo.

Các đối tượng bản đồ bản đồ phải đảm bảo tính tương quan về vị trí địa lý cũng như tính thẩm mỹ của bản đồ.

Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và giao nộp thành quả

Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng bản đồ số hoá được tổ chức thực hiện theo "Qui chế quản lý chất lượng công trình-sản phẩm đo đạc bản đồ" và "Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu công trình - sản phẩm đo đạc bản đồ" ban hành theo quyết định số 657 QĐ/ĐC và 658 QĐ/ĐC ngày 4 tháng 11 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính. Gồm: bình đồ ảnh vệ tinh; kết quả điều vẽ ảnh; bản đồ hình chỉnh ở dạng số và dạng in trên giấy. Các biên bản kiểm tra kỹ thuật và biên bản nghiệm thu sản phẩm phải được lập kịp thời, đúng sự thật và đảm bảo các nội dung và quy cách như yêu cầu của Hồ sơ nghiệm thu sản phẩm công trình.

Độ chính xác phân loại vùng mẫu:

Tiến hành phân loại vùng mẫu trên bình đồ ảnh theo dấu hiệu giải đoán, sau đó tiến hành khảo sát thực địa các mẫu ảnh đã được đánh dấu (khảo sát theo tuyến), so sánh mẩu ảnh và đối tượng ngoài thực tế để mô tả dấu hiệu nhận biết trên ảnh (có chụp ảnh đối tượng ngoài thực địa), đồng thời khảo sát các mẫu có dấu hiệu nhận biết giống mẫu đại diện nên độ chính xác của mẫu ảnh cao.

Độ xác thực thông tin của đối tượng kinh tế xã hội trên ảnh vệ tinh

Độ xác thực thông tin của đối tượng kinh tế xã hội trên ảnh vệ tinh luôn phụ thuộc vào độ phân giải và thời gian bay chụp của ảnh.

Hình ảnh của các đối tượng địa vật độc lập như trường học, chùa, Ủy Ban… luôn trùng khớp với ảnh vệ tinh đạt tỉ lệ cao 100%, đối với thực vật tỉ lệ trùng khớp giữa ảnh và thực địa là 80%, các yếu tố khác thì đạt 60%.

Độ chính xác bản đồ:

Bản đồ địa hình được hiện chỉnh bằng công nghệ ảnh số vẫn đảm bảo độ chính xác theo mục 2 (cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ địa hình),“Quy Định Kỹ Thuật Thành Lập Bản Đồ Địa Hình Tỷ Lệ 1: 10000, 1: 25000 Và 1:50000 Bằng Công Nghệ Ảnh Số” (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Đánh giá chất lượng sản phẩm bản đồ địa hình hiện chỉnh

Sản phẩm bản đồ sau hiện chỉnh được kiểm tra cơ quan được tiến hành thông qua 2 cấp: cấp phòng, cấp Trung tâm đảm bảo được độ chính xác theo qui định hiện hành trước khi giao nộp sản phẩm.

Sản phẩm bản đồ sau hiện chỉnh đạt chất lượng cao được ứng dụng vào các lĩnh vực cụ thể sau: quốc phòng, nguồn tài liệu làm cơ sở để tiến hành qui hoạch vùng miền, phát triển kinh tế xã hội…

PHẦN III

Ưu và nhược khi sử dụng ản hang

không độ phân giải cao thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn. Ưu điểm.

Xuất phát từ kết quả hiện chỉnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 khu vực thị xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho phép ta rút ra những kết luận sau:

−Thành lập, hiện chỉnh bản đồ địa chính là điều vô cùng quan trong nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế như phát triển kinh tế xã hội vùng, miền, khu vực. Những thông tin thu nhận được trong quá trình hiện chỉnh còn nguồn tài liệu để đánh giá những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, biến động tự nhiện - xã hội, những thay đổi về môi trường, tốc độ đô thị hóa v.v…

−Ứng dụng của phương pháp viễn thám trong hiện chỉnh bản đồ số địa chính là hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cập nhật thông tin kịp thời, nhanh chóng cũng như độ chính xác của bản đồ sau hiện chỉnh.

−Xây dựng được ảnh hang không của khu vực thị xã An Lục Long phục vụ cho công tác hiện chỉnh. Kết quả điều vẽ ảnh hang không còn được dùng trong những công tác khác như: thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ nhỏ hơn 1:2000, bản đồ địa giới tỉnh v.v…

−Việc ứng dụng kết hợp giữa công nghệ số và công nghệ viễn thám đã đem lại kết quả hiện chỉnh chính xác, nhanh chóng và đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Cập nhật kịp thời những thông tin thay đổi trên bề mặt đất lên bản đồ địa hình.

Khuyết điểm.

−Đẩy mạnh việc kết hợp công nghệ số với công nghệ viễn thám trong lĩnh vực bản đồ nói chung và trong công tác hiện chỉnh bản đồ nói riêng. Định hạn hiện chỉnh đối với các vùng, miền nhằm đáp ứng công tác quy hoạch lãnh thổ trong các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

−Cần đưa ảnh vệ tinh độ phân giải cao (QuickBird 0.62m) ứng dụng vào công tác hiện chỉnh để tăng độ chính xác của bản đồ sau hiện chỉnh, đồng thời khai thác triệt để nguồn thông tin có trong ảnh thông qua việc thành lập bản đồ chuyên đề có ảnh vệ tinh làm nền.

−Đối với khu vực thị xã An Lục Long, sử dụng bản đồ tỉ lệ 1:2000 chỉ thể hiện khái quát khu vực hiện chỉnh chưa đáp ứng được mức độ chi tiết (kinh tế - xã hội) của khu vực hành chính tỉnh.

−Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về xử lý ảnh và giải đoán ảnh vệ tinh để phục vụ cho việc thành lập bản đồ và các công tác khác: khí hậu, nghiên cứu biển, lâm nghiệp v.v…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về “Công Nghệ Viễn Thám Ứng Dụng Trong Địa Chính và Bản Đồ”. Nguyễn Xuân Lâm. 1999. Trung Tâm Viễn Thám.

2. “Điều Vẽ Ảnh Vệ Tinh – Viễn Thám Ứng Dụng Trong Quản Lí Tài Nguyên Và Môi Trường”.TH.S.Nghiêm Văn Tuấn. Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.

3. Giáo trình “Bản đồ học”. Đặng Quang Thịnh. 2005. Khoa Quản Lý Đất Đai và Thị Trường Bất Động Sản – trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

4. Giáo trình “Công Nghệ Viễn Thám”. TS.Nguyễn Văn Tân. 2005. Khoa Quản Lý Đất Đai và Thị Trường Bất Động Sản – trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

5. “Viễn Thám”. Lê Văn Trung. 2005. Trường Đại học Bách Khoa. NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu BÀI TIÊU LUẬN-ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC KHI XỬ DỤNG ẢNH HÀNG KHÔNG ĐỘ PHÂN GIẢI CAO THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w