2. Môi trường ngành
2.2. Chính trị luật pháp
Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ luôn tích cực theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại toàn cầu, khu vực và song phương. Do đó, Luật Thương mại của họ có hẳn một số đạo
luật quy định về những trường hợp bồi thường, ví dụ như khi hàng hoá nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành sản xuất của Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là Luật Thuế Bù Giá và Luật Chống phá giá. Cả hai đạo luật này đều có quy định, sẽ ấn định phần thuế bổ sung đối với hàng hoá nhập khẩu, nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng.
Tuy nhiên cùng với sự ra đời của Đạo luật Nông trại (2008), xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Hoa Kỳ cũng tăng cường các biện pháp hỗ trợ (bảo hộ) cho nông sản nội địa. Nếu như trước kia nhiều loại nông sản của Hoa Kỳ (ví dụ các loại rau quả, đậu đỗ và hoa không được hưởng cơ chế trợ cấp như với lúa mì và một số ngũ cốc khác thì ngày nay diện bảo hộ đã mở rộng. Ngoài ra, xu hướng tiêu thụ nông sản hữu cơ tại Hoa Kỳ cũng là một thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản từ các thị trường đang phát triển-với ngành nông nghiệp chưa được hiện đại hóa, quy chuẩn hóa vào thị trường này
Hoa Kỳ đang tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan kiểm tra sức khỏe động vật và cây trồng đã đưa ra những qui định và là cơ quan cấp các chứng nhận về hàng rau quả nhập khẩu tươi sống, các qui định thanh tra hàng nhâp khẩu có liên quan. Nhiều mặt hàng rau quả dù đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng muốn thực hiện hoạt động marketing cũng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt (về phẩm cấp, kích cỡ, chất lượng, tác động thực tế đến người tiêu dùng…) Những hàng rào vô hình này là một thách thức lớn đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Công cụ biện pháp
Biện pháp hạn chế định lượng:
Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ do Cục Hải quan của nước này quản lý, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.
Hạn ngạch của Mỹ chia làm 2 loại • Hạn ngạch thuế quan:
Quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu số lượng NK trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế NK cao hơn thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch.
Hạn ngạch thuế quanđược áp dụng phổ biến cho các mặt hàng nông nghiệp và thuỷ sản.
Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại. • Hạn ngạch tuyệt đối:
Số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào HK trong thời hạn của hạn ngạch. Một số quota là áp dụng chung, còn một số chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.
Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ
Tiêu chuẩn về sản phẩm, trình tự đăng ký và thẩm định các hệ thống chứng nhận sản phẩm có sự phân biệt đối với sản phẩm nhập khẩu. Luật pháp của Hoa Kỳ quy định tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại dựa theo hiệp định GATT, WTO, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ.
• Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật
Chính sách của Mỹ về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của vòng đàm phán Uruguay cùng với Luật ápdụng các hiệp định của WTO và chương 9 của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các văn bản luật ápdụng hiệp định này.
Được áp dụng vì mục đích an toàn sức khoẻ đối với sản phẩm nhập khẩu với số lượng lớn, gồm:
thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế, máy X-quang và xe có động cơ. Nói chung, các hàng hóa được bán ở thị trường Hoa Kỳ dù là sản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng được những đòi hỏi của Nhà nước về nhãn hiệu, độ an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nhà sản xuất nhất thiết phải chịu trách nhiệm đối với việc đáp ứng những yêu cầu trên khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành những biện pháp cưỡng bức nếu những quy định trên bị vi phạm. Hệ thống quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có thể do Uỷ ban cố vấn khu vực tư nhân cấp liên bang, tiểu bang, quận huyện đưa ra. Một số tiêu chuẩn do công ty bảo hiểm tư nhân đòi hỏi, sản phẩm muốn được các công ty này bảo hiểm phải thoả mãn các tiêu chuẩn của họ đề ra. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá. Ví dụ như:
- Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là nhóm hàng công cộng bắt buộc nước xuất khẩu phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP
- Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhà sản xuất sử dụng lao động theo độ tuổi, được phép đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động và cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia vào các hiệp hội khác nhau. -Quy định về bảo vệ môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 19000. Trong đó các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý môi trường và việc sử dụng nguyên liệu không làm mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt các tính chất không gây ô nhiễm môi trường.
- Quy định về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đây cũng không phải là tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa XK vào Mỹ.
Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay.
• Các quy định về vệ sinh dịch tễ:
• Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm
nhập vào Mỹ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm.. Thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc bệnh, thiết bị, dụng cụ y tế phải tuân theo quy định của luật FDCA, do FDA giám sát thi hành. Cấm nhập các dược phẩm chưa được FDA duyệt. Hàng năm các điều tra viên và các thanh tra viên của FDA, tiến hành các cuộc viếng thăm tới 15.000 cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để xem xét xem các sản phẩm có được làm theo tiêu chuẩn vệ sinh không và nhãn mác hàng hoá có phù hợp không, nhằm đảm bảo thực phẩm phải thật an toàn khi ăn, mỹ phẩm không được gây hại, dược phẩm và dụng cụ y tế đảm bảo an toàn và có hiệu quả..
• Cục kiểm định an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp
• Cơ quan bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên
• Cục kiểm định y tế động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp bảo vệ sức khoẻ của cây và con, có trách nhiệm đưa ra quy định bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cũng như các nguồn động thực vật khỏi bệnh từ nước ngoài.
Hàng rào phi thuế quan của Mỹ đã dập tắt cơ hội đối với các sản phẩm như đồ chơi trẻ em, bật lửa và thuốc đông y của Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Điển hình như tiểu bang California của Mỹ đã quy định rõ trên 110 loại thuốc đông y của Trung Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn về nước uống ở California và yêu cầu tất cả các vị thuốc đông y này phải dán nhãn “độc dược”
Quy định về kiểm tra chất lượng của FDA, cụ thể là theo chương trình HACCP.chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. NẾu FDA kết luận là đạt yêu
cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bản an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”
2.3. Văn hóa – xã hội
Xuất khẩu rau hoa quả vào thị trường Mỹ tăng mạnh. Mỹ là thị trường có mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại luôn có xu hướng tăng. Lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối đang diễn ra rất sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này.
Xu hướng tiêu thụ rau quả của Mỹ:
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng. - Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng. - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại. - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ. - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn.
- Tăng nhu cầu đối với các nhãn mác tư nhân của các tập đoàn bán lẻ. - Tăng xu hướng phân cực thị trường.
- Tăng yêu cầu đối với nhãn mác sản phẩm.
Dự báo trong hai tháng cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng du nhu cầu tại thị trường này tăng cao. Các sản phẩm rau quả đóng hộp và trái cây tươi sẽ là những mặt hàng đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), những năm tới, nhu cầu rau quả trên thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước thuộc EU: Pháp, Đức, Anh, và Canada, Hồng Kông, Mỹ, trong đó Mỹ sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Quan trọng hơn, cũng cần phải có một chiến lược xuất khẩu rau quả lâu dài đối với thị trường Mỹ.