Đánh giá hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Ma

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG MAI (Trang 34 - 38)

từ phía Ngân hàng CTVN. Với định hướng hoạt động trong năm 2010 nói trên của Ngân hàng CTVN, hoạt động cho vay của Chi nhánh phải đảm bảo đạt được mức lợi nhuận như kế hoạch đề ra trong tổng lợi nhuận của toàn Chi nhánh. Đặc biệt phải luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3 %, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% theo đúng sự chỉ đạo của Ngân hàng CTVN.

4. Đánh giá hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai

4.1. Những thành tựu

Thứ nhất, trong những năm qua, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng nhanh ở hầu hết các đối tượng và thời hạn cho vay, với tốc độ tăng cao hơn ở các năm sau so với các năm trước đó. Kết quả này cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đã kịp thời phục vụ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng đã tăng cường và mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành công của các doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua đó Ngân hàng đã đóng góp vào sự phát triển chung cho Ngân hàng Công thương và nền kinh tế của đất nước.

Thứ hai, cơ cấu cho vay đối với các doanh nghiệp đa dạng hơn. Chi

nhánh mở rộng cho vay đủ mọi thành phần kinh tế : kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh. Điều này cho thấy chi nhánh đã chú trọng tới mọi thành phần kinh tế. Chi nhánh cho vay mọi ngành nghề kinh doanh với việc áp dụng

kỳ hạn khác nhau phù hợp với từng loại hình,ngành nghề kinh doanh. Vì vậy mà Chi nhánh có thể vừa đảm bảo tăng trưởng, vừa san sẻ rủi ro, đem lại hiệu quả kinh doanh cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ ba, dư nợ cho vay toàn chi nhánh ngày càng tăng. Cơ cấu dư nợ cho

vay cũng thay đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn. Điều này góp phần giúp cho Ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển hình thức cho vay trung và dài hạn song song với hình thức cho vay ngắn hạn.

Thứ tư, chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngày càng được

nâng cao. Hệ số sử dụng vốn trong các năm đều lớn hơn 50% Trong 3 năm qua, tuy có làm phát sinh các khoản nợ quá hạn song tỷ lệ nợ quá hạn càng ngày càng giảm theo các năm và luôn nằm trong mức an toàn. Đặc biệt trong khu vực kinh tế quốc doanh có tỷ lệ trong tổng dư nợ cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp.

Đó là sự nỗ lực của cả Ngân hàng và của cả doanh nghiệp vay vốn. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng đã phải rất cẩn trọng trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, dự án vay vốn cũng như giám sát theo dõi món vay một cách chặt chẽ.

Những chuyển biến tích cực đó đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng và càng ngày càng có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất. Ngân hàng Công thương nói chung và Ngân hàng TMCPCTVN- Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng khi tiếp cận với nhóm các khách hàng doanh nghiệp cũng tạo ra thế và lực riêng cho mình trong cuộc chạy đua với các ngân hàng khác.

4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, dù đã dành nhiều sự chú ý đến các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh nhưng khối lượng cho vay các doanh nghiệp còn thấp, quy mô còn nhỏ bé so với cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. Mặt khác tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực này chiếm tỷ lệ cao so với khu vực các doanh nghiệp quốc doanh. Điều

này đã tạo ra những khó khăn trong công tác thu hồi vốn của Ngân hàng, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng và chưa thực sự tạo ra được bước phát triển mạnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ hai, mặc dù hết sức chú trọng vào công tác thẩm định tài chính, thu hồi vốn và đã tạo nên được những thành tựu đáng kể là tỷ lệ nợ quá hạn luôn trong mức an toàn. Song Ngân hàng vẫn còn có các khoản nợ xấu. Điều này là khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của hầu hết các Ngân hàng. Nhưng giảm tỷ lệ nợ xấu vẫn phải luôn luôn được coi là một trong những yêu cầu cần thiết nhất. Và một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng chính là phải làm sao để đưa tỷ lệ nợ xấu giảm xuống thấp nhất đến mức có thể và tốt nhất là về không.

Thứ ba là tuy đã có sự phân loại đối tượng các doanh nghiệp cho vay

thành hai nhóm thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh; song chưa có sự phân loại đa dạng hơn các đối tượng cho vay. Chính vì thế, qua các số liệu thu được không thể tổng hợp, đánh giá được hiệu quả cho vay doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy sẽ thiếu sót bởi vì sự phân loại này quyết định không nhỏ đến việc xác định cơ cấu cho vay phù hợp.

Bởi lẽ lượng vốn cho vay của Ngân hàng cũng như nhu cầu vốn vay của hai loại hình doanh nghiệp này là tương đối khác nhau. Các doanh nghiệp lớn chính là đối tượng khách hàng cần nhiều vốn hơn, cũng như có khả năng chi trả gốc và lãi cao hơn; mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng. Lẽ tất nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải vì thế mà không đáng được chú ý . Vì hiện nay đối tượng này cũng đang được coi là một thị trường có nhiều tiềm năng. Như vậy với cách phân loại đối tượng cho vay đa dạng hơn, phần nào có thể có những đóng góp to lớn trong việc xác định phương hướng hoạt động cho công tác cho vay của Ngân hàng.

4.3. Những nguyên nhân 4.3.1. Về phía Nhà nước 4.3.1. Về phía Nhà nước

Trong cơ chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước ban hành không có sự phân biệt, bất bình đẳng về việc cho thành phần kinh tế nào vay, vay bao nhiêu, song với những qui định khắt khe về tài sản đảm bảo…đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng..

Cụ thể là doanh nghiệp đi vay phải có ít nhất là 30% vốn tự có trong tổng vốn một dự án đầu tư. Nghị định 178 về bảo đảm tiền vay đã bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập trong việc chứng minh nguồn gốc tài sản đem thế chấp, cầm cố. Bất cập trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của các món vay quá hạn. Trong những trường hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử rất phiền hà, gây cho Ngân hàng tổn thất về thời gian và chi phí. Nếu Ngân hàng có thắng kiện buộc doanh nghiệp phải trả cả gốc lẫn lãi trong một thời gian nhất định thì việc thi hành án gặp nhiều khó khăn, đôi khi gây tổn thất cho Ngân hàng.

4.3.2. Về phía doanh nghiệp

Khó khăn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là có qui mô vốn nhỏ, tài sản đảm bảo có giá trị thấp, không đủ để có thể vay lượng vốn lớn như doanh nghiệp mong muốn; hoặc doanh nghiệp có tài sản đảm bảo nhưng lại thiếu những giấy tờ chứng minh nguồn gốc, tính hợp pháp của tài sản đảm bảo. Trong khi các doanh nghiệp quốc doanh lại có được sự đầu tư vốn khá ổn định và quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nước. Do vậy tỷ trọng doanh số cho vay, dư nợ của các doanh nghiệp này là thấp hơn các doanh nghiệp quốc doanh.

Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn phát sinh đều bắt nguồn từ phía một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Kết quả kéo theo là doanh nghiệp thua lỗ, không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hoặc một số doanh nghiệp cố tình giả mạo hồ sơ, lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Cho dù Ngân hàng cố gắng cẩn trọng hết sức trong công tác thẩm định tài chính

dự án của doanh nghiệp; nhưng cũng khó tránh khỏi những sai sót trước những thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi đó.

4.3.3. Về phía ngân hàng

Về công tác định giá tài sản bảo đảm. Mặc dù hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã cho phép định giá tài sản bảo đảm theo giá thị trường, tuy nhiên để đảm bảo an toàn vốn vay, Ngân hàng vẫn phải định giá tài sản bảo đảm thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Do vậy với một lượng vốn không đủ lớn lại thêm tác động từ phía Ngân hàng thì việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp là càng khó khăn hơn.

Ngân hàng không có những thông tin đầy đủ chính xác về các doanh nghiệp, hay nói một cách khác, khả năng thu thập và xử lý thông tin của Ngân hàng (cụ thể nhất là của cán bộ tín dụng) còn chưa thực sự tốt. Các thông tin mà Ngân hàng thu thập được chủ yếu là do khách hàng cung cấp. Vì vậy việc đánh giá uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là khó đảm bảo chính xác. Và hậu quả kéo theo là các khoản nợ khó đòi, hoặc gây một số khó khăn nhất định cho Ngân hàng trong quá trình ra quyết định cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG MAI (Trang 34 - 38)