Phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 26)

Phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu, thông số để xem xét, lượng hóa, phân tích các rủi ro gặp phải trước khi đưa ra quyết định cho vay đối với dự án vay vốn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể lượng hóa các rủi ro để xác định mức độ rủi ro một cách rõ ràng, chính xác hơn so với phương pháp định tính.

Các phương pháp định lượng thường áp dụng tại các Ngân hàng thương mại gồm có: Phương pháp Phân tích độ nhạy, Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu, Phương pháp hệ số tin cậy,..

Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hoặc hai nhân tố đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Đây là phương pháp chủ yếu được các Ngân hàng thương mại áp dụng hiện nay.

Phương pháp Điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu là phương pháp dựa vào mức rủi ro dự kiến theo nguyên tắc: điều chỉnh mức tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro, hoặc có thể chấp nhận ở mức rủi ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất mức bù cần thiết cho rủi ro, sau đó thực hiện tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… theo mức lãi suất mới nhận được, sau khi đã điều chỉnh theo mức rủi ro.

Phương pháp hệ số tin cậy là phương pháp điều chỉnh các giá trị của dòng tiền dự kiến ( CFi) bằng cách đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt ai đối với từng thời kỳ thực hiện dự án. Giá tri ai = CCFi/ RCFi. Trong đó CCFi là giá trị các luồng thu nhập

ròng không có rủi ro trong thời kỳ I, RCFi là giá trị các luồng thu nhập ròng dự kiến trong thời kỳ t. Từ đó xác định NPV, IRR của dự án, đi đến kết luận dự án có khả thi không? Để có thể đưa ra quyết định cho vay với dự án đó.

Mỗi phương pháp đánh giá rủi ro có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để công tác đánh giá rủi ro đạt hiệu quả cao thì các Ngân hàng thường áp dụng đồng thời các phương pháp này để tận dụng được những ưu điểm của từng phương pháp và giảm thiểu được những nhược điểm của chúng.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 26)