tại công ty MTL.
Các mảng khách hàng chính:
* Nominated - hàng chỉ định:
- Khái niệm: Là hàng do đại lý của MTL khai thác được và MTL chỉ làm các thao tác bố trí cho việc xuất hàng theo đúng chỉ thị của đại lý.
a. Nhận thông tin từ phía khách hàng.
+ MTL nhận được booking từ Vendor/ shipper
+ Đề nghị khách hàng fax Packing List( PL) để xác định rõ: - Hàng của đại lý nào
- Loại hàng hoá và số lượng cụ thể - Ngày sẵn sàng giao hàng
+ Báo lại cho đại lý tất cả các thông tin trên và yêu cầu đại lý kiểm tra, xác nhận và thông báo hãng tàu cấp vỏ để có kế hoạch xuất hàng. Trong trường hợp đại lý nhờ MTL tìm hãng tàu, MTL chủ động giao dịch và làm giá với hãng tàu rồi báo giá cho đại lý kèm lịch tàu. ( khi báo giá cho đại lý phải có sự phê duyệt của Giám Đốc Chi Nhánh).
- Đối với khách hàng chưa có hợp đồng với hãng tàu MTL sẽ cung cấp giá, dịch vụ cho đại lý khi gửi booking
+ Khi nhận được xác nhận của đại lý tiến hành đặt chỗ cho lô hàng, lấy lệnh cấp vỏ fax cho khách hàng cùng với booking của MTL. Phải báo cho khách chính xác giờ tàu cắt máng để có kế hoạch giao hàng đúng thời gian.
+ Mở file và theo dõi xem hàng có giao đúng ngày và có được bốc lên tàu đúng như lịch không. Nếu có sự thay đổi phải báo cho đại lý và sắp xếp kế hoạch khác cho lô hàng.
b. Thông tin từ đại lý
Khi nhận được thông tin đại lý báo, cần liên lạc ngay với khách hàng để lấy thông tin.
Báo cho đại lý các thông tin do khách hàng cung cấp.
Khi nhận được xác nhận của đại lý, các bước còn lại tiến hành như trên.
* Hàng free hand – là hàng do nhân viên của công ty MTL khai thác được. - Khi nhận được thông tin từ khách hàng, MTL chủ động làm giá với hãng tàu và đặt chỗ cho lô hàng.
- Fax lệnh cấp vỏ và booking note cho khách để đóng hàng, nơi cấp vỏ rồi mở file.
- Lấy chi tiết cụ thể của khách hàng rồi làm HOB/L cho khách hàng kiểm tra và xác nhận tính chính xác. Khi giao HOB/L cho khách phải yêu cầu khách ký nhận và thu tiền phí vận đơn theo quy định của công ty.
- Căn cứ vào các số liệu khách hàng xác nhận để làm hướng dẫn gửi cho hãng tàu làm MOB/L
- Sau khi tàu rời cảng Hải phòng, kiểm tra chi tiết hàng và tên tàu, số chuyến tàu, ngày rời tàu, điều khoản vận chuyển với vận đơn MOBL. Phát
hành vận đơn gốc HOBL khi các chi tiết đã chính xác.
- Làm shipping advise (hướng dẫn làm hàng) thanh toán cho lô hàng, chuyển file cho giám đốc ký shipping advise.
- Khi tàu rời cảng, làm shipping advice gửi cho đại lý gồm: Shipping advice, MOB/L và HOB/L.
- Theo dõi thời gian và điểm chuyển tải của lô hàng để làm loading confirm (xác nhận bốc hàng) gửi cho khách hàng và cả đại lý nếu là hàng chỉ định.
- Ghi rõ ngày đến của lô hàng để lấy điện giao hàng khi hàng đến mà MOB/L vẫn chưa được Surrendered.
Mặt hàng FCL là mảng hàng chính trong vận tải biển và đã được MTL khai thác ngay từ những ngày đầu mới thành lập với những chiến lược hiệu quả. Tính đến thời điểm này thì doanh thu từ mảng hàng FCl đã tăng lên rất nhiều và công ty đang dần hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ nhằm tạo ra những hiệu quả mới.
Kết quả đạt được đối với quy trình xuất hàng FCL của MTL.
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu cung cấp dịch
vụ 5,542,640,960 6,850,254,360 8,498,650,486
2. Các khoản giảm trừ 154,650,452 165,563,245 196,652,345
3. Doanh thu thuần cung cấp
dịch vụ 5,387,990,508 6,684,691,115 8,301,998,141
4. Giá vốn cung cấp dịch vụ 3,965,453,241 4,562,280,653 5,896,364,258
5.Lợi nhuận gộp 1,422,537,267 2,122,410,462 2,405,633,883
6. Chi phí cung cấp dịch vụ 350,546,564 560,694,345 759,350,650
7. Lợi nhuận ròng trước thuế 1,071,990,703 1,561,716,117 1,646,283,233
Nhận xét: Trong những năm gần đây doanh thu trong nghiệp vụ xuất hàng FCL đường biển không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó tỷ suất phí ngày càng giảm dẫn đến lợi nhuận ròng trước thuế luôn ở mức tăng trưởng ổn định. Năm 2008, lợi nhuận ròng từ trong hoạt động này chiếm 36.35% tổng lợi nhuận ròng trước thuế của công ty. Năm 2009, tỷ lệ này đã lên đến 46.4% và đạt mức tăng trưởng rất cao là 45.6%. Tuy nhiên sang đến năm 2010 thì mức tăng trưởng của lợi nhuận giảm xuống còn 5.4%, nguyên nhân là do MTL đang hướng mạnh sang lĩnh vực giao nhận bằng hàng không (lĩnh vực công ty có nhiều thế mạnh và có giá trị gia tăng cao hơn), một lý do nữa là tỷ suất phí cung cấp dịch vụ FCL năm 2010 đã tăng so với 2009.
3.2 Quy trình xuất hàng LCL (Less Than Container Loading), trong vận tải biển tại Công ty MTL
* Cách thức nhận hàng và các thông tin kết hợp với MTL Hảiphòng- Kho hàng. - Qua quá trình sale, nhân viên kinh doanh nhận được nhu cầu xuất hàng đi, nhân viên sale xác định rõ loại hàng, khối lượng, cảng đi, cảng đến...
- Nhận chỉ dẫn “Sale Intruction” từ nhân viên kinh doanh. Thông tin phải đầy đủ về người giao hàng, thời gian giao hàng hoá( Số kiện, số khối, số Kilogam,…).
- Làm chỉ thị nhận hàng lẻ cho khách hàng.
- Chuyển thông tin chi tiết của từng lô hàng cho MTL Hải phòng, MTL Hải phòng sẽ có trách nhiệm thông báo ra kho hàng để vào hàng.
Kết quả đạt được dối với quy trình xuất hàng LCL đường biển.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu cung cấp dịch vụ 3,543,685,495 4,358,593,547 4,985,475,680
2. Các khoản giảm trừ 408,356,980 496,371,650 580,297,685
3. Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ 3,135,328,515 3,862,221,897 4,405,177,995
4. Giá vốn cung cấp dịch vụ 2,225,365,144 2,645,689,314 3,102,580,654
5.Lợi nhuận gộp 909,963,371 1,216,532,583 1,302,597,341
6. Chi phí cung cấp dịch vụ 156,214,315 247,548,659 296,487,653
7. Lợi nhuận ròng trước thuế 753,749,056 968,983,924 1,006,109,688
FCL, doanh thu và lợi nhuận đối với LCL cũng không ngừng tăng lên, tỷ suất phí cung cấp dịch vụ luôn được giữ ở mức hợp lý, dẫn đến lợi nhuận ròng luôn tăng trưởng tốt. Mặc dù vậy, so với xuất hàng FCL thì LCL chiếm một tỷ lệ thấp hơn nhiều trong tổng lợi nhuận của công ty.
3.3. Một số hình thức dịch vụ khác : - MÔI GIỚI HẢI QUAN :
Hải quan xuất nhập khẩu : nhóm nghiên cứu với kinh nghiệm lâu năm chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng các lô hàng / mặt hàng cụ thể xuất / nhập khẩu cần những loại giấy tờ nào , khai báo hàng hóa ra sao, trong bao lâu và làm thế nào để khách hàng có thể nhận chúng kịp thời giúp cải thiện chuỗi hoạt động sản xuất .
Có thể làm thay khách hàng các thủ tục xuất nhập khẩu như giấy phép , giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm duyệt, kiểm dịch thực vật, ATA carnet, nhập khẩu tạm thời…
- Bảo hiểm :
Liên kết với các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và ở nước ngoài, cung cấp các chương trình phù hợp cho các doanh nghiệp đã từng tham gia dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
- Dịch vụ Logistics :
Như một kết quả của quá trình toàn cầu hóa,quan trọng hơn là được đặt bởi các công ty trên toàn thế giới trong việc cải thiện chuỗi cung ứng của họ. Từ cho thuê kho và quản lý các dịch vụ cơ bản như chuẩn bị, kiểm tra hàng hóa,.. M.T.L có thể đóng vai trò là đối tác địa phương của khách hàng trong tối ưu hóa quá trình gia công của họ
- Theo dõi và truy tìm hàng hóa :
Nhận nhiệm vụ theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa của khách hàng từ đầu tới vị trí cuối cùng trong quá trình phân phối theo yêu cầu, bất cứ khi nào , kể cả là hàng hóa khô hay dễ hư hỏng.
- Vận tải đường bộ và chuyên chở nội địa :
Việt Nam đang có xu hướng vận chuyển hàng hóa trong container thay vì bằng xe tải. Hệ thống đường bộ đã được nâng cấp và vận chuyển hàng hóa
đóng container được cho là phương thức tiết kiệm hơn nhiều.
Dịch vụ vận tải nội địa của M.T.L bao gồm vận chuyển hàng hóa từ công ty xuất hàng đến cảng xuất, và từ cảng dỡ hàng đến điểm vận chuyển container bằng đầu kéo, xe tải, xe lửa.
M.T.L đảm bảo hàng hóa của khách hàng được vận chuyển đến đúng nơi và đúng thời gian
- Vận tải bằng đường hàng không :
Hàng hóa nhạy cảm hay hàng trị giá cao luôn luôn là áp lực về thời hạn giao hàng đối với tất cả các bên tham gia. Vì vậy, phòng Ðại lý vận tải hàng không của goldenlog cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trọn vẹn đáp ứng yêu cầu đặc biệt này của khách hàng.
Dịch vụ vận tải hàng không của chúng tôi cung ứng nhiều sự lựa chọn vận tải cho khách hàng, gồm:
Vận tải hàng không hàng hóa xuất nhập khẩu. Ðóng gói và bao bì hàng hoá.
Giao nhận hàng từ nơi nhận đến nơi giao cuối cùng. Thủ tục thông quan.
Kho bãi và phân phối hàng hoá. - Vận tải đa phương thức :
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Dịch vụ vận tải đa phương thức kết hợp giữa các phương thức vận tải như đường biển – hàng không, hàng không – xe lửa – đường bộ… hay kết hợp của tất cả các phương thức này một cách thích hợp sao cho vừa bảo đảm thời gian vận chuyển nhanh vừa tiết kiệm được tối đa cước phí.
Với hệ thống đại lý toàn cầu trên 70 quốc gia, M.T.L có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu vận chuyển tận nơi (Door to door) thông qua việc phối hợp nhiều hình thức vận tải khác nhau.
Kinh nghiệm và sự kết nối nhuần nhuyễn các phương thức vận tải, kết hợp với khả năng đáp ứng vận chuyển nội bộ uy tín, M.T.L đã thực hiện những lô hàng, dự án với đòi hỏi khắt khe của nhiều công ty đa quốc gia.
CHƯƠNG IV
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1, Cơ hội, thách thức đối với công ty
1.1 Cơ hội
Đối với nền kinh tế quốc dân, giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng hoạt động giao thông vận tải chiếm từ 10-15% GDP của hầu hết các nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu á -Thái Bình Dương. Mục tiêu cần đạt được của giao thông vận tải trên bình diện quốc gia là khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hoá và những hoạt động khác có liên quan. Đối với doanh nghiệp, vận tải có vai trò lớn trong việc giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra sao cho hiệu quả. Vận tải có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ... Vận tải còn giúp giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những năm gần đây, vận tải bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận trong và ngoài nước. Các cảng container và sân bay của Việt Nam đã được đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang, nâng cấp.
Tổng cục hải quan cũng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thông tin, nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Thủ tục khai hải quan điện tử đã được triển khai thí điểm tại một số địa phương và sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong năm 2007. Các công ty cung cấp dịch vụ vận hàng đầu thế giới phần lớn đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.2 Thách thức
Tuy nhiên hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho vận tải còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng... nói chung còn thô sơ; hệ thống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và đường sông còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về luật pháp quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải chưa tạo được sự liên minh, liên kết, chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành...
Tính minh bạch của các giao dịch liên quan đến quá trình sản xuất, vận chuyển, tồn kho và phân phối chưa cao đã tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình vận tải, làm phát sinh chi phí hoặc ảnh hưởng đến uy tín nhà cung cấp trong quá trình thực hiện vận tải.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và mang tên dịch vụ vận tải, nhưng doanh nghiệp dịch vụ vận tải thực sự thì không nhiều. Nói một cách giản đơn theo nghĩa đen thì những nhà cung cấp dịch vụ vận trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ kho đến kho (DoortoDoor)
2.Tác động gia nhập WTO tới hoạt kinh doanh của công ty TNHH thương mại vận tải M.T.L
Trải qua gần 12 năm ròng rã với biết bao công sức, trí tuệ cho quá trình đàm phán cùng với những thành tựu về cải cách kinh tế, cải cách hành chính trong nước, cuối cùng chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngày 11/01/2007, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam bắt
đầu có hiệu lực. Nói theo cách ví von thì Việt Nam đã bước vào "sân chơi chung" của thế giới hay con tàu Việt Nam đã đi ra biển lớn. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành GTVT nói riêng và hoạt động của cả bộ máy nhà nước sẽ chịu những tác động nhất định, đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức đúng đắn để vượt qua thách thức và tận dụng tốt cơ hội thì mới có thể đưa đất nước phát triển bền vững trong sân chơi toàn cầu với luật chơi chặt chẽ. Trước hết là tác động đối với hoạt động quản lý Nhà nước. Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ đa số các hiệp định là nghĩa vụ bắt buộc kể từ ngày gia nhập, một số hiệp định có thời gian quá độ nhưng không dài. Cam kết này là một thách thức rất lớn đối với bộ máy nhà nước và hoạt động quản lý nhà nước nói chung. Để thực hiện được các hiệp định của WTO chúng ta phải có một cuộc "cách mạng" để thay đổi tư duy và phong cách làm việc đã tồn tại bao nhiêu năm vì nó đã trở thành lực cản trong quá trình đổi mới của đất nước và