Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ở Ngân hàng Vietinbank- Chi nhánh Bình Xuyên (Trang 55)

Ngân hàng

Môi trường pháp lý hoàn thiện có hiệu lực sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng lành mạnh và hiệu quả

Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến hoạt đông tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong các điều luật vì vậy kiến nghị chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ các vấn đề sau :

+ Quy định rõ phần phát mại bán đấu giá tài sản đảm bảo của NHTM + Quy định rõ các trường hợp vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng hợp đồng kinh tế + Quy trách nhiệm rõ ràng cho các cấp các nghành trong việc xử lý tài sản thế chấp của NHTM. Đồng thời quy định rõ thời gian thủ tục xử lý các trường hợp này.

Bên cạnh việc xem xét sửa đổi các điều luật đã ban hành, chính phủ cần nghiên cứu cho ra những điều luật mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Ngân hàng như : Luật về sở hữu tài sản; Luật kiểm toán; Lụât về lưu thông kỳ phiếu thương mại ...

- Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp

Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đếm hoạt động tín dụng Ngân hàng.Hiện nay trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trên thị trường hoạt động của nhiều doanh nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, chụp giật...đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp giải quyết kịp thời.

+ Thực thi tốt kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể đã đề ra, có các ưu tiên ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm.

+ Ban hành và hướng dẫn chỉ đạo các nghành các cấp thực thi các điều luật đã và sẽ ban hành, tăng cường công tác thanh tra kiểm soát đối với các doanh nghiệp.

+Việc cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH phải đảm bảo các điều kiện như vốn, cơ sở vật chất, cán bộ điều hành...

+ Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các DNNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.

Trên đây là những giải pháp nhắm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Bình Xuyên. Với nhận thức, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó việc nghiên cứu cơ chế phát sinh rủi ro và tìm hiểu các biện pháp hạn chế rủi ro là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, trong đó hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, nó vừa đem lại lợi nhuận, vừa tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng tới một ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm không chỉ riêng với ngành ngân hàng mà của cả xã hội. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là một vấn đề phức tạp, nó đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm đúng mức trong suốt quá trình hoạt động của mình. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế sẽ đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn giữa lợi nhuận cho ngân hàng và sự an toàn cho ngân hàng. Nếu mải chạy theo những đồng vốn huy động hay cho vay thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá vỡ sự an toàn. Nhưng bên cạnh đó, nếu áp dụng một cách ngặt nghèo các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng thì ngân hàng sẽ không có kết quả hoạt động tốt, nhất là trong tình hình hiện nay với sự hình thành và phát triển của rất nhiều ngân hàng mới cả trong và ngoài nước. Sự lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận luôn khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu. Tuy nhiên, trong phạm vi hẹp của chuyên đề tôt nghiệp này, em chỉ đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Các giải pháp này được đưa ra chủ yếu dựa vào tình hình tín dụng thực tế tại chi nhánh NHCT Bình Xuyên.

Do trình độ và khả năng phân tích còn hạn chế, đặc biệt thiếu kinh nghiệm thực tế nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong bài viết này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trong sự nghiệp chung của ngành ngân hàng . Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Bình Xuyên năm 2008, 2009, 2010

PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên): Ngân hàng Thương mại. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007

Giáo trình Tín dụng ngân hàng – Tập thể tác giả Học Viện Ngân Hàng – Nhà xuất bản thống kê 2002.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Nhà xuất bản thống kê.

Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – PGS.TS Nguyễn Văn Tiến - Nhà xuất bản thống kê 2002.

Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng – TS. Tô Ngọc Hưng – Nhà xuất bản thống kê.

Luật các tổ chức tín dụng. Pháp lệnh ngân hàng.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN – Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN – Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

6. Tạp chí Kế toán (Báo điện tử) 7. Tạp chí ngân hàng (Báo điện tử)

8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế (Báo điện tử) Các trang web:

• http://sbv.gov.vn • http://vietinbank.vn • http://google.com.vn • http://vietnamnet.com.vn

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ở Ngân hàng Vietinbank- Chi nhánh Bình Xuyên (Trang 55)