0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DỰ ÁN XÂY DỰNG NGOÀI KHƠI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 25 -40 )

Sau khi nhận được công văn trả lời của khách hàng về việc giải quyết bồi thường, chuyên viên theo dõi đơn gửi bản sao công văn cho Ban TBH, môi giới TBH, công ty đồng bảo hiểm (nếu có).

* Trường hợp Khách hàng đồng ý với phương án giải quyết bồi thường của Công ty:

+ Có bồi thường: chuyên viên theo dõi đơn căn cứ vào các điều khoản trả bồi thường của đơn bảo hiểm làm thủ tục bồi thường cho khách hàng (thảo phiếu báo có chuyển lãnh đạo các Ban BHNL, GĐBT, TBH, Kế toán kiểm tra trước khi trình Ban giám đốc ký, phối hợp phòng Kế toán theo dõi việc chuyển tiền bồi thường); chuyển chứng từ bồi thường tới cán bộ thống kê để vào sổ thống kê nghiệp vụ, đóng hồ sơ.

+ Từ chối bồi thường: chuyên viên theo dõi đơn đóng hồ sơ bồi thường. * Trường hợp khách hàng không đồng ý với phương án giải quyết bồi thường của Công ty: Ban BHNL báo cáo Ban giám đốc, đề xuất phương án giải quyết. Trường hợp cuối cùng mới cần toà án / trọng tài can thiệp.

Trong trường hợp có đòi người thứ ba, Ban BHNL phối hợp Ban GĐBT cùng với khách hàng, công ty giám định tổn thất, luật sư (nếu có) để tiến hành đòi bồi thường từ người thứ ba.

Những kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế

a. Trong khâu khai thác:

Khâu khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm.

Bảng số 2.8: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI (2004 – 2008).

Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 số đơn Đơn 4 6 7 5 8 DT phí KH USD 1.485.600 2.145.426 3.535.420 2.386.932 2.820.339 DT phí TH USD 1.672.205 2.564.708 5.137.704 1.834.959 3.028.248 Tỷ Lệ HT KH % 112,56 119,54 145,32 76,88 107,37 Tốc độ tăng DT phí % - 53,37 100,32 - 64,28 65,03

Nguồn: thống kê của Ban Bảo Hiểm Năng Lượng.

Từ bảng số liệu trên ta thấy được tình hình khai thác bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI qua 5 năm từ 2003 đến 2008 là không ổn định, số đơn bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi thay đổi trong khoảng từ 4 đơn đến 8 đơn. Số đơn tăng qua các năm 2005, 2006, tuy nhiên trong năm 2007 thì số đơn giảm xuống chỉ còn 5 đơn trong khi năm 2006 là 7 đơn. Nhìn chung, số lượng đơn này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của PVI. Do số đơn tăng giảm không đều đặn làm cho doanh thu cũng không ổn định. Cụ thể:

Năm 2004, doanh thu phí thực hiện được của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi là 1.672.205 USD chiếm 8,84% doanh thu phí bảo hiểm gốc của Ban Bảo Hiểm Năng Lượng năm 2004. Trong năm này, công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, đạt 112,56% so với kế hoạch đề ra.

Năm 2005, doanh thu kế hoạch đề ra đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi là 2.145.426 USD, chiếm 11,29% kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm gốc của Ban Bảo Hiểm Năng Lượng, thực tế trong năm này công ty đã thực hiện được 119,54 % kế hoạch đặt ra tương ứng với 2.564.708 USD tăng 53,37 % so với năm 2004. Sở dĩ trong năm 2005 có sự tăng trưởng này là nhờ công ty đã đưa ra được mục tiêu phù hợp và có phương hướng triển khai kế hoạch đúng đắn.

Năm 2006, với đà tăng trưởng của các năm trước, PVI đã nghiên cứu thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước, táo bạo đề ra doanh thu kế hoạch đối với bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi là 3.535.420 USD. Với kế hoạch đó, PVI đã đưa ra các chính sách và giải pháp mới để áp dụng trong khâu khai thác. Kết quả là năm này PVI đã

thực hiện được doanh thu của nghiệp vụ này là 5.137.704 USD tương ứng với 119,54 % kế hoạch đề ra, chiếm 11,39 % doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Theo đó, năm 2006, doanh thu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tăng 100,32% so với doanh thu năm 2005. Như vậy, năm 2006 đã có sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu. Đó là vì 2006 là một năm sôi động của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm Năng Lượng nói riêng. Điều đó đã giúp cho những chính sách và biện pháp mới mà PVI áp dụng đã phát huy tác dụng mạnh mẽ. Đây cũng chính là năm PVI hoàn thành xuất sắc kế hoạch của mình và có bước nhảy vọt đáng ghi nhận. Với doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, PVI đã vươn lên vị thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp.

Năm 2007, sau khi đã kết thúc một năm sôi động, thị trường bảo hiểm năng lượng lại lắng xuống. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu phí của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. Dường như PVI đã dự đoán trước được tình hình nên mức doanh thu kế hoạch đặt ra chỉ là 2.386.932 USD, bằng 67,51 % kế hoạch đặt ra cho năm trước, thế nhưng PVI vẫn không thể hoàn thành kế hoạch. Kết quả đạt được là 1.834.959 USD tương ứng với 76,88 % kế hoạch. Điều này kéo theo doanh thu năm 2007 giảm đi 64,28 % so với năm 2006.

Mặc dù năm 2007 không hoàn thành kế hoạch nhưng năm 2008, công ty tiếp tục đặt ra doanh thu kế hoạch cao hơn năm trước. Doanh thu kế hoạch cụ thể của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi 2008 là 2.820.339 USD. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng PVI vẫn đã hoàn thành 107,37 % kế hoạch đặt ra. Điều này là nhờ PVI đã hết sức chú ý để cải thiện tình hình của năm 2007. Với các chính sách như thành lập thêm công ty thành viên, tuyển thêm đại lý và cộng tác viên, cử cán bộ đi học ở Viện bảo hiểm hoàng gia Anh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, thương hiệu PVI…Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam về nguồn lực tài chính cũng như về đường lối phương hướng. Một lý do nữa cho sự hồi phục của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi

trong năm 2008 đó là do 2008 giá dầu trên thế giới tăng cao. Điều này làm cho nhu cầu về dầu khí cũng tăng theo. Do đó mà các dự án khai thác dầu khí lại được triển khai. Bên cạnh đó thì năm 2008, chính phủ cũng có thêm những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khai thác dầu khí tăng khai thác để xuất khẩu dầu ra các nước, tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia.

Nhìn chung, tình hình khai thác bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI trong những năm qua đã đạt được những thành công nhất định. Hầu hết đều hoàn thành được kế hoạch đặt ra, chỉ có năm 2007 không hoàn thành, nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, vì lý do gì đi nữa thì PVI cũng cần phải nghiên cứu thị trường thận trọng hơn để chủ động đưa ra những phương pháp, chính sách phù hợp, nhằm đạt được kết quả cao hơn, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

b. Trong khâu đề phòng và hạn chế tổn thất.

Đề phòng và hạn chế tổn thất là khâu rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí bồi thường vì nó hạn chế số vụ tổn thất xảy ra và làm giảm nhẹ mức độ tổn thất trong mỗi vụ. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động này, PVI đã thiết lập quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất để thực hiện hoạt động này được tốt hơn. Quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất được lập nên trên cơ sở phí bảo hiểm gốc thu được. Mức trích lập là 2,5% doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này. Quỹ được sử dụng tập trung vào các hoạt động như:

+ Kiểm tra thường xuyên các công trình được bảo hiểm.

+ Phối hợp với các cơ quan hữu quan để kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn lao động của người được bảo hiểm.

+ Công ty bảo hiểm tư vấn cho khách hàng về cách thức thực hiện các hoạt động trong quá trình thi công công trình sao cho hợp lý và an toàn.

+ Công ty bảo hiểm tư vẫn cho khách hàng cách thức để hạn chế tối đa tổn thất khi rủi ro đã xảy ra.

Cụ thể số tiền chi trả cho hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất qua các năm như sau:

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất.

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu phí nghiệp

vụ. (USD) 1.672.205 2.564.708 5.137.704 1.834.959 3.028.248 Chi ĐPHC tổn thất.

(USD) 39.965,70 63.091,82 131.011,5 48.259,42 84.185,29Tỷ lệ chi ĐPHC tổn Tỷ lệ chi ĐPHC tổn

thất. (%) 2,39 2,46 2,55 2,63 2,78

Nguồn: thống kê Ban Bảo Hiểm Năng Lượng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2008, PVI đã khá chú trọng đến vấn đề đề phòng và hạn chế tổn thất. Tỷ lệ chi cho hoạt động này tăng qua các năm một cách khá ổn định. Đặc biệt, năm 2008, tỷ lệ chi đã lên tới 2,78% so với doanh thu phí bảo hiểm gốc thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi. Đó là vì, năm 2007 là năm có tỷ lệ bồi thường tổn thất rất cao tới 68,72%, điều này khiến PVI phải thật sự chú trọng hơn đến vấn đề đề phòng và hạn chế tổn thất.

Tuy nhiên, nhìn chung so với doanh thu phí thu được thì khoản chi này chưa phải là cao. Do đó mà nó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc. Bên cạnh đó thì hoạt động này chưa được thực hiện một cách triệt để, do quá trình chờ duyệt chi còn dài và gặp một số khó khăn về thủ tục.

Bởi vậy mà trong thời gian tới, nếu muốn hoạt động này phát huy hiệu quả của nó một cách tích cực hơn thì PVI cần phải nâng cao tỷ lệ trích lập quỹ, đồng thời, nên có một số biện pháp chính sách mới phù hợp hơn để nâng cao chất lượng của hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất.

c. Đối với khâu giám định và bồi thường tổn thất:

Giám định và bồi thường tổn thất là khâu có ý nghĩa quan trọng quan trọng trong việc quyết định uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Do đó mà PVI rất chú trọng đến vấn đề này. Hơn nữa, đối với nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi thì tổn thất xảy ra thường rất phức tạp, do đó mà hầu hết các trường hợp, PVI phải thuê các giám định viên nước ngoài. Điều này phần nào làm tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm dự

án xây dựng ngoài khơi do PVI cung cấp. Tình hình giám định và giải quyết bồi thường tại PVI trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10: Tình hình thực hiện khâu GĐBT tại PVI.

Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ TT Vụ 1 2 3 3 2 Chi phí USD 11.852 15.317 92.587 52.631 17.984 Chi phí GĐ BQ 1vụ USD 11.852 7.658,5 30.862 17.543,7 8.992 STBT thực tế USD 331.765,4 405.736,8 2.704.487 1.260.984 562.042 ,8 Doanh thu phí USD 1.672.205 2.564.708 5.137.704 1.834.959 3.028.248 Tỷ lệ BT % 19,84 15,82 52,64 68,72 18,56 STBT/1 vụ USD 331.765,4 202.868,4 901.495,7 420.328 281.021,4

Nguồn: thống kê Ban Bảo Hiểm Năng Lượng.

Qua bảng số liệu trên, hoạt động giám định bồi thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI từ năm 2004 đến năm 2008 được thể hiện khá rõ ràng. Số vụ tổn thất qua các năm không nhiều và cũng không ổn định, số vụ tổn thất của năm ít nhất là 1 vụ, của năm nhiều nhất là 3 vụ.

Năm 2004, chỉ có một vụ tổn thất xảy ra được bồi thường, số tiền bồi thường thực tế là 331.765,4 USD chiếm 8,73% số tiền bồi thường thực tế bảo hiểm gốc của toàn Ban Bảo Hiểm Năng Lượng. Trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi trong 2004 là 1.672.205 USD. Do đó mà tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này là 19,84%. Đây là tỷ lệ bồi thường thấp. Là dấu hiệu đáng mừng cho PVI. Nó cũng phần nào phản ánh chất lượng hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong năm này chỉ có một vụ tổn thất và chi phí giám định là 11.852 USD. Đây là một chi phí khá cao vì PVI phải thuê chuyên viên nước ngoài giám định. Điều này làm tăng chi phí cho PVI.

Năm 2005, có 2 vụ tổn thất được bồi thường, gấp đôi so với năm 2005, thế nhưng chi phí giám định cũng chỉ là 15.317 USD, tức có tăng nhưng không nhiều so với năm 2004. Đó là vì năm này xảy ra 2 vụ tổn thất nhưng không

phức tạp thế nên chi phí giám định giảm đi tương đối so với 2004. Số tiền thực tế bồi thường cho 2 vụ tổn thất đó là 405.736,8 USD, chiếm 16,32% tổng số tiền bồi thường của ban Bảo Hiểm Năng Lượng trong năm. Theo đó, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi năm 2005 là 15,82%, giảm 4,02% so với 2004. Tính ra, số tiền bồi thường trung bình cho 1 vụ tổn thất là 202.868,4 USD . Con số này bé hơn so với năm 2004.

Năm 2006, số vụ tổn thất được bồi thường tăng lên. 3 vụ tổn thất trong năm với chi phí giám định là 92.587, tức chi phí giám định bình quân 1 vụ là 30.862 USD. Như vậy, chi phí giám định năm 2005 tăng cao là vì số vụ tổn thất tăng lên đồng thời các vụ tổn thất xảy ra phức tạp nên chi phí giám định bình quân 1 vụ cũng tăng lên. Số tiền bồi thường cho 3 vụ tổn thất là 2.704.487 USD, chiếm 17,45% số tiền bồi thường bảo hiểm của ban Bảo Hiểm Năng Lượng trong năm. Doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi trong năm 2006 là 5.137.704 USD. Do đó, tỷ lệ bồi thường của năm 2006 là 52,64%. Con số này là khá cao so với hai năm trước. Bình quân 1 vụ tổn thất, PVI phải bồi thường là 901.495,7 USD. Đây là số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tổn thất cao nhất trong giai đoạn 2004 – 2008. Như vậy, số tiền bồi thường của năm 2006 cao hơn nhiều so với các năm khác vì số vụ tổn thất được bồi thường tăng lên đồng thời số tiền phải bồi thường trong bản thân mỗi vụ cũng tăng thêm.

Năm 2007, số vụ tổn thất được bồi thường vẫn giữ nguyên là 3 vụ như năm 2006 nhưng chi phí giám định chỉ là 52.631USD, tức chi phí giám định bình quân một vụ là 17.543,67 USD. Điều này được lý giải là do tổn thất xảy ra không phức tạp bằng các vụ khác nên chi phí giám định rẻ hơn mặc dù PVI vẫn phải thuê chuyên viên nước ngoài giám định. Vì tổn thất xảy ra đơn giản hơn không chỉ làm cho chi phí giám định rẻ hơn mà thiệt hại cũng ít hơn, dẫn đến số tiền bồi thường cũng thấp hơn. Với 3 vụ tổn thất, tổng số tiền mà PVI phải bồi thường là 1.260.984 USD, chỉ bằng gần 50% số tiền công ty phải bồi thường cho 3 vụ năm 2006. Tuy nhiên, trong năm này,

doanh thu phí bảo hiểm dự án xây dựng ngoài khơi cũng giảm rất mạnh. Điều này làm cho tỷ lệ bồi thường của PVI trong năm 2007 là rất cao 68,72%, cao nhất trong cả giai đoạn từ 2004 đến 2008.

Năm 2008, sau một năm có tỷ lệ bồi thường rất cao, tình hình đã được cải thiện. số vụ tổn thất được bồi thường giảm xuống chỉ còn 2 vụ. Số tiền bồi thường trong năm là 562.042,8 USD, tức số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tổn thất là 281.021,4 USD. Điều này cho thấy được vai trò và tác dụng của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DỰ ÁN XÂY DỰNG NGOÀI KHƠI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 25 -40 )

×