Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Mritimebank chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25)

Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, công tác huy động vốn đã đạt được những thành công đáng kể. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Maritime Bank Thanh Xuân Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng - giảm 2008/2007 Tăng - giảm 2009/2008 Tăng - giảm 2010/2009 số tiền % số tiền % số tiền %

Vốn huy

động 713,7 1.464 1.972 2.130 +750,3 +105,12 +508 +34,7 +158 +8,01

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Maritime Bank Thanh Xuân năm 2007 – 2010)

Qua bảng biến động nguồn vốn trên ta thấy: nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng dần qua các năm: năm 2007 vốn huy động đạt 713,7 tỷ đồng; năm 2008 đạt 1.467 tỷ đồng, tăng 750,3 tỷ đồng so với năm 2007, ứng với tỷ lề tăng 105,12%. Năm 2009 vốn huy động đạt 1.972 tỷ đồng, tăng 508 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng là 34,7%. Năm 2010 vốn huy động của Ngân hàng đạt 2.130 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 158 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 8,01%.

Tình hình trên cho thấy: năm 2008 có tỷ lệ tăng về vốn huy động rất tốt, đạt 105,12%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đẩy mạnh các biện pháp để thu hút vốn từ dân cư: bám sát địa bàn hoạt động. mở các đợt khuyến mại với hình thức hấp dẫn để thu hút khách hàng, khi đi huy động tiền gửi tại địa bàn thì các cán bộ có thái độ nhiệt tình, khéo léo trong giao tiếp và có hình thức quà tặng kèm phù hợp ... nên đã khuyến khích được người dân gửi tiền với số lượng lớn.

Năm 2009 là năm hoạt động huy động vốn đạt kết quả khả quan: tỷ lệ tăng so với năm 2008 là 34,7%. Ta thấy mức tăng này là khátốt, chứng tỏ Ngân hàng đã có những nỗ lực và phương án huy động vốn một cách có hiệu quả, mang lại giá trị cao. Các biện pháp đã được áp dụng để có kết quả như trên là: tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới, mà chủ yếu tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp; áp dụng các biện pháp khéo léo và có những tiện ích đi kèm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục duy trì lượng khách hàng dân cư vốn có....

Năm 2010 là năm có tỷ lệ tăng trưởng vốn không cao: tăng 158 tỷ đồng so với năm 2009, ứng với tỷ lệ tăng là 8,01%. Nguyên nhân là do Ngân hàng chủ yếu chỉ duy trì được lượng khách hàng vốn có nhưng lại chưa có các biện pháp mới để thu hút thêm vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Đây là điểm Ngân hàng cần xem xét: sau năm 2009 có thành công lớn trong hoạt động huy động vốn thì năm 2010 đã có dấu hiệu chững lại, kết quả tính đến cuối năm 2010 chỉ đạt 31,1% so với kết quả tăng 508 tỷ đồng của năm 2009.

Tóm lại: Vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng về số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy vậy độ gia tăng chưa đều qua các năm, năm 2010 có dấu hiệu giảm khá mạnh so với năm trước.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Mritimebank chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25)