Nghề kế toán và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán- Chương 1- Tổng quan về kế toán (Trang 35)

LÃI = THU CH

1.8. Nghề kế toán và đạo đức nghề nghiệp

Như những trình bày trên đây, kế toán là một khoa học với đối tượng nghiên cứu nhất định. Trên thực tiễn nó còn là một nghề nghiệp chuyên môn. Trong chương IV của Luật kế toán qui định những vấn đề liên quan đến hoạt động nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam, theo đó những cá nhân, tập thể có đủ điều kiện về chuyên môn và đạo đức theo qui định có quyền hành nghề kế toán. Hành nghề ở đây là nói đến việc cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế v.v.

Một người muốn hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề theo qui định của

pháp luật từng quốc gia và phải có đủ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Ở đây chúng ta nói đến đạo đức của một người hành nghề kế toán, chứ không phải đạo đức xã hội theo nghĩa rộng của từ này.

Đạo đức nghề nghiệp kế toán được thể hiện qua việc áp dụng các nguyên tắc về hạnh kiểm, xác định những hành động đúng, sai trong các hoạt động hành nghề. Người hành nghề kế toán phải có những phẩm chất nhất định. Trước hết họ phải có đầy đủ năng lực chuyên môn. và luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có đủ khả năng hoàn thành công việc. Phẩm chất thức hai là trách nhiệm đối với những ai trông cậy vào việc làm của kế toán. Người kế toán phải hành động ngay thẳng ngay cả khi phải hy sinh quyền lợi cá nhân thì vẫn phải đặt tinh thần phục vụ và sự tín nhiệm lên trên. Họ phải là những người hành động độc lập, thận trọng, cẩn thận và phải tuân thủ đảm bảo bí mật thông tin. Trong xã hội ngày nay kế toán được coi là một nghề nghiệp chuyên môn với những đạo đức cao quí mà mỗi thành viên tham gia trong nghề này đều phải ý thức rõ và tự hào về điều này, đồng thời có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán- Chương 1- Tổng quan về kế toán (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)