(Nguồn : Phòng kế toán – tài vụ).
Ví dụ :
+ Lái xe Phan Văn Cường :
- Lsp = Số khách x ĐGđd = 1456 x 1200 = 1.747.200đ - TLđl = Lsp + Ăn ca - KT
= 1.747.200 + 374.000 – 166.200 = 1.955.000đ
+ Phụ xe Nguyễn Tuấn Phương :
- Lsp = Số khách x ĐGđd = 1590 x 708 = 1.125.700đ - TLđl = Lsp + Ăn ca - KT
= 1.125.700 + 391.000 – 102.700 = 1.414.000đ.
Như vậy cuối tháng lái xe Phan Văn Cương sẽ nhận được 1.955.000đ; phụ xe Nguyễn Tuấn Phương sẽ nhận được 1.414.000đ.
Tiền lương trung bình của lái xe buýt tuyến Tản Lĩnh chỉ khoảng 2,1 tiệu đồng/tháng và của phụ xe khoảng 1,3 triệu đồng/ tháng. Tiền lương trung bình của bộ phận xe buýt tuyến Tản Lĩnh thấp hơn nhiều so với tuyến Xuân Mai, nguyên nhân chính là do số lượng khách của tuyến Xuân Mai lớn hơn rất nhiều so với tuyến buýt Tản Lĩnh .
Ưu điểm :
Cánh tính lương sản phẩm trực tiếp cá nhân của công ty khá đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tính, các lái xe và phụ xe có thể tự tính được lương của mình do đó khi nhận được tiền lương nếu có gì không hợp lý thì họ có thể kiến nghị ngay với bộ phận làm lương, ngoài ra họ có thể thấy ngay được hiệu quả và kết quả làm việc của mình để qua đó kịp thời điều chỉnh.
Hiện tại hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty có vai trò quan trọng trong việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý tổ chức của công ty, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động và tập thể người lao động trong công ty.
Tiền lương sản phẩm trả cho người lao động trong công ty đã đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất sức lao động giản đơn cho người lao động cũng như đáp
ứng được phần nào nhu cấu sinh hoạt của họ và gia đình. Đồng thời tiền lương của công ty trả cho người lao động tuân thủ theo đúng quy định của bộ luật Lao Động
Hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty đã gắn tiền lương mà người lao động nhận được với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập, nâng cao kỹ năng, trình độ, ý thức trách nhiệm … để nâng cao khả năng làm việc của bản thân cũng như của cả tập thể.
Nhược điểm.
Hiện tại công ty mới chỉ áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân mà lại không áp dụng các hình thức trả lương khác như trả lương sản phẩm có thưởng và trả lương sản phẩm lũy tiến điều này phần nào hạn chế các lái xe và phụ xe tích cực làm việc và nâng cao năng suất lao động .
Do tiền lương sản phẩm của lái xe và phụ xe gắn liền với số lượng khách lên đã có tình trạng họ ít quan tâm tới việc tiết kiệm nhiên liệu, bảo quản máy móc thiết bị vận tải của công ty, coi nhẹ việc phục vụ chu đáo đối với khách hàng. Bên cạnh đó có một tình trạng vẫn xảy ra thường xuyên đó là hiện tượng các phụ xe cho khách lên xe nhưng không xé vé cho khách, để ăn cắp tiền của công ty.
Ngoài tiền lương trả theo sản phẩm thì công ty có rất ít các chế độ đãi ngộ cũng như các hình thức khen thưởng kịp thời để khuyến khích người lao động.
2.2.1.3.4 Cách tính lương của bộ phận thanh tra xe buýt.TLđl = Lsp + Ăn ca – KT. TLđl = Lsp + Ăn ca – KT.
Với Lsp = SC x ĐGđd.
Trong đó :
SC : Số công.
ĐGđd : Đơn giá được duyệt cho bộ phận thanh tra xe buýt là 36.345đ. KT : Các khoản phải khấu trừ.
Bảng 15 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2009 của bộ phận thanh tra xe buýt.
STT Họ và Tên Lương sản phẩm Các khoản khấu trừ Ăn ca Được lĩnh Số công Số tiền Số công Số tiền 1 Ngô Quyết Chí 31,5 1144900 87400 20 340000 1397500 2 Lê Quang Hòa 26,5 963200 88000 17 289000 1164200
3 Lê Thị Hiền 21,5 781400 83400 14 238000 936000
4 Nguyễn Sơn Thủy 11 399800 85300 7 119000 4335005 Nguyễn Văn Lương 31 1126700 91200 20 340000 1375500