Lớp RDF RDFSchema

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn biểu diễn tri thức và suy luận TÌM HIỂU VỀ ONTOLOGY VÀ SEMANTIC WEB – ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG E - LEARNNING (Trang 40)

I just go ta new pet dog.

2.5.3Lớp RDF RDFSchema

Ban đầu Web được tạo ra để con người thao tác: đọc, hiểu, …. Mặc dù máy có thể đọc được mọi thứ trên Web, nhưng nó không hiểu được dữ liệu trên Web. Giải pháp được đưa ra là dùng siêu dữ liệu (metadata) mô tả dữ liệu trên Web để máy có thể hiểu được chúng. Siêu dữ liệu là một dạng dữ liệu dùng để mô tả dữ liệu khác. Hay nói cách khác siêu dữ liệu là những thông tin mô tả tài nguyên trên Web. Chẳng hạn như, sách là một loại tài nguyên trên Web (http://www.amazon.com/CSharp.htm), khi đó các thông tin mô tả cho tài nguyên này: tên tác giả, tên tựa sách, ngày xuất bản,… chính là siêu dữ liệu.

RDF (Resource Description Framework) là nền tảng của Semantic Web và xử lý

metadata, được định nghĩa bởi tổ chức W3C. RDF cho phép trao đổi thông tin giữa các ứng dụng trên Web mà máy có thể hiểu được.

Cấu trúc căn bản của một RDF statement rất đơn giản. Gồm 3 thành phần:

Subject: chủ thể - là cái mà chúng ta đề cập, thường được nhận diện bởi một URI.

Predicate: thuộc tính của chủ thể, có kiểu metadata (ví dụ như tiêu đề, tác giả,...), cũng có thể được xác định bởi một URI.

Object: giá trị của thuộc tính (ví dụ: một người có tên Eric Miller).

Tập hợp các RDF statement được lưu dưới dạng cú pháp của XML, còn được gọi là RDF/XML.

Hãy xem một khai báo RDF đơn giản:

<http://aaronsw.com/>

Trang 40/56 <sentence

xmlns="http://example.org/xml/documents/" xmlns:c="http://animals.example.net/xmlns/">

<c:person c:href="http://aaronsw.com/">I</c:person> just got a new pet <c:animal>dog</c:animal>.</sentence>

<http://love.example.org/terms/reallyLikes>

<http://www.w3.org/People/Berners-Lee/Weaving/>

URI thứ nhất là subject. Trong thể hiện này subject là “me”. URI thứ 2 là

predicate. Nó liên kết subjectobject. Trong thể hiện này predicate là “reallyLikes”. URI thứ 3 là object. Ở đây object là “Tim Berners-Lee’s book ‘Weaving the Web’”. Vì vậy khai báo RDF trên nói rằng “I really like ‘Weaving the Web’”.

Ví dụ trên được viết dưới dạng RDF như sau:

Tuy nhiên mô hình dữ liệu RDF không cung cấp những cơ chế cho việc khai báo các thuộc tính, cũng như không cung cấp bất kỳ cơ chế nào để có thể định nghĩa ra những quan hệ giữa các thuộc tính và các tài nguyên. Đó sẽ là vai trò của RDF schema, hay nói cách khác RDF schema được dùng để định nghĩa các tài nguyên (các lớp trong

RDF schema) và thuộc tính (thuộc tính trong RDF schema) cũng như các quan hệ qua lại giữa tài nguyên với tài nguyên, giữa thuộc tính với thuộc tính, và giữ tài nguyên với thuộc tính.

Tương tự XML schema, RDF schema là một tập những từ khoá mà qua đó RDF schema cho phép người dùng định nghĩa bộ từ vựng (resource, property) cụ thể cho dữ liệu RDF (ví dụ như:hasName, hasPrice, authorOf, …) và định nghĩa các quan hệ của nó đến các đối tượng liên quan. Chẳng hạn như từ hasName ta định nghĩa quan hệ của nó trên hai đối tượng:‘http://www.w3c.org/employee/id1321’“JimLerners”

như sau:

hasName

(‘http://www.w3c.org/employee/id1321’,“Jim Lerners”)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn biểu diễn tri thức và suy luận TÌM HIỂU VỀ ONTOLOGY VÀ SEMANTIC WEB – ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG E - LEARNNING (Trang 40)