Phút nghỉ ngơi tích cực

Một phần của tài liệu 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ của Bill Gates (Trang 63)

“Nghỉ ngơi tích cực” khác với kiểu nghỉ ngơi đơn thuần, đó là kiểu nghỉ ngơi để duy trì hiệu suất làm việc. Kiểu nghỉ ngơi này đòi hỏi phải đạt được hiệu quả lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất. Trên thực tế, trong thời gian làm việc cũng không thể có được khoảng thời gian nghỉ dài.

Thông thường, công việc văn phòng sẽ khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, đa phần là do phải duy trì một tư thế trong một thời gian dài, không có lợi cho việc tuần hoàn máu, dẫn đến hiện tượng các cơ bắp xuất hiện trạng thái mệt mỏi. Bởi vậy, bạn nên làm một số động tác ngược phương hướng trong khoảng thời gian nghỉ ngơi để máu ở các bộ phận bị áp lực có thể dễ dàng lưu thông, các cơ bắp hoạt động quá độ có thể được thư giãn. Những động tác như vậy thực sự đem lại hiệu quả.

Cảm giác mệt mỏi là sự phản ánh sinh lý tự nhiên. Nó nhắc nhở chúng ta rằng một bộ phận nào đó của cơ thể đã vượt quá sức chịu đựng của nó. Bởi vậy, khi xuất hiện thông tin cảnh báo, việc làm thông minh là để cho các bộ phận chịu áp lực lớn phục hồi lại trạng thái thông thường.

Vì là nghỉ ngắn, thời gian không nên quá dài, thông thường khoảng 3 phút. Dù đây là khoảng thời gian không dựa trên cơ sở khoa học nào nhưng cũng có căn cứ về mức độ nhất định. 3 phút là mức thời gian ngắn của rất nhiều sự việc, ví dụ, một cuộc điện thoại thông thường, từ lúc thông máy cho đến khi gác máy, đều lấy 3 phút làm đơn vị. Bởi vậy, chỉ cần 3 phút là chúng ta có thể làm cho một cơ thể mệt mỏi phục hồi trạng thái hoạt động ban đầu. Nếu vượt quá 3 phút thì rất có thể do khoảng thời gian ngừng quá lâu, bạn không thể ngay lập tức quay về công việc trước đó. Như vậy, sự nghỉ ngơi lại hạ thấp hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, không phải mỗi tiếng lại phải nghỉ 3 phút. Chỉ cần cảm thấy cơ thể vẫn duy trì được trạng thái tốt, không mệt mỏi thì vẫn có thể tiếp tục công việc. Nếu cứ quy định cứng nhắc rằng một tiếng phải nghỉ 3 phút thì có thể làm ngắt quãng công việc đang tiến hành, không những không thể nâng cao mà ngược lại, còn hạ thấp hiệu suất làm việc.

Thời gian nghỉ trưa cũng vậy. Nếu không quan tâm đến công việc đang làm, chỉ vì đến giờ nghỉ là nghỉ thì bạn có thể làm ngắt mạch công việc đang tiến hành. Bởi vậy, nếu công việc đang tiến triển thuận lợi, bạn có thể nghỉ muộn hơn thời gian quy định một chút.

Một phần của tài liệu 11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ của Bill Gates (Trang 63)