Khảo sát sự hài lòng của các đối tượng liên quan

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN (Trang 27)

Đây là phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dựa trên người thụ hưởng, phương pháp đánh giá này đã được một số Trường Đại học trong phạm vi cả nước thời gian qua.

Ở nước ta cũng như ở trên thế giới, các trường ĐH, CĐ ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâm của cả xã hội, vì vậy việc “bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” ở lĩnh vực giáo dục ĐH, CĐ cũng

ngày càng được quan tâm; phương pháp sự hài lòng đã được GS. Lee Harvey phát triển ở ĐH Central England, đã được chấp nhận bởi nhiều trường ĐH ở nước Anh và trên thế giới.

Những nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo (Theo khảo sát của Trường ĐH Bristish Columbia ở nước Anh) như sau:

Chương trình giảng dạy: Nội dung chương trình, tổ chức các môn học, các môn học được cập nhật, các môn học đạt tiêu chuẩn.

Phương pháp giảng dạy : Chất lượng truyền đạt, sự sẵn sàng của trợ giảng ngoài giảng đường, cơ hội thảo luận trên lớp, cơ hội thể hiện trong lớp, các bài kiểm tra, hoặc tiểu luận được ấn định.

Kỹ năng phân tích: Phân tích – suy nghĩ sáng tạo – giải quyết các vấn đề, kết hợp các ý tưởng để phát triển thông tin mới, tìm kiếm và sử dụng thông tin, khả năng tự học.

Kỹ năng truyền đạt: Nói hiệu qủa, viết rõ ràng và súc tích, đọc và hiểu các tài liệu.

Kỹ năng xã hội: làm việc hiệu quả với người khác, phát triển các mối quan hệ.

Kỹ năng phát triển năng lực bản thân: Hiểu bản thân và khả năng phát triển các tiêu chuẩn đạo đức và giá trị, có kiến thức về văn hoá và triết học.

GDĐH thế giới hiện nay có khuynh hướng chú trọng vào việc giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây: kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và thái độ hay hành vi cần thiết trong một xã hội có khuynh hướng toàn cầu hóa. Trong đó, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế luôn là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu, trình bày, kỹ năng tổ chức… là các kỹ năng không

thể thiếu được. Theo điều tra của tạp chí Update Japan, thì các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động thường chú ý đến các kỹ năng sau đây của sinh viên khi tốt nghiệp: nhiệt tình trong công tác, sự hợp tác, sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn, cá tính, các hoạt động trong lĩnh vực khác, kiến thức thực tế, thứ hạng trong học tập và uy tín của trường đào tạo

Quy trình nghiên cứu mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan về chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo được cụ thể thông qua 9 bước công việc sau:

- Xác định vấn đề nghiên cứu.

- Nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm thực hiện khảo sát sự hài lòng của các trường ĐH để xây dựng thang đo sơ bộ.

- Nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhóm để xây dựng bảng phỏng vấn.

- Chuẩn bị điều tra: Lập mẫu, lên lịch khảo sát, liên hệ các phòng ban, các khoa, giáo viên có liên quan,…

- Phỏng vấn các đối tượng liên quan để thực hiện thu thập dữ liệu. - Hiệu chỉnh dữ liệu, nhập dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu. - Viết báo cáo sơ bộ.

- Thảo luận để tìm ra các biện pháp.

1.4.4. Các lĩnh vực quản lý chất lượng trong cơ sở giáo dục

Trong các cơ sở giáo dục đại học, ba lĩnh vực quản lý chất lượng cơ bản là quản lý nghiên cứu và quản lý các dịch vụ cộng đồng. Hoạt động quản lý chất lượng còn được phân theo chức năng điều kiện, quản lý đội ngũ, quản lý sinh viên, quản lý dịch vụ hỗ trợ đào tạo, quản lý nguồn nhân lyực, tài sản và điều

cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng phải nhằm vào các lĩnh vực theo các chức năng chung của nhà trường và các hoạt động đảm bảo điều kiện cho các lĩnh vực chức năng chung đó. Theo cáng phân loại này có thể xác định 8 lĩnh vực quản lý chất lượng trong các cơ sở gaío dục đại học, cao đẳng như sau:

1.4.4.1. Quản lý đào tạo

Quản lý chất lượng trong lĩnh vực đào tạo cần xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến cung cấp dịch vụ đào tạo cho sinh viên. Các hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm xác định các mục tiêu đào tạo, xác lập các chuẩn mực chất lượng, thiết kế và tiến hành các chương trình đào tạo, giám sát giảng dạy, các phương pháp xây dựng và kiểm soát chuẩn mực chất lượng, xây dụng, ban hành và thực hiện các qui trình một cách công khai. Đây là lĩnh vực quản lý chất lượng lớn nhất, nơi mà nhiều quy trình đa dạng được thiết lập và vận hành. Chất lượng trong lĩnh vực đào tạo được duy trì nếu như trường đại học và cao đẳng xây dựng các chương trình đào tạo với chẩm mực chất lượng nhất định, có các cấu trúc ra quyết định phù hợp và cung cấp các chương trình đào tạo theo qui trình đó.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w