Cung về các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu Thị trường các yếu tố sản xuất và sự lựa chọn của doanh nghiệp (Trang 29 - 33)

Cung về yếu tố sản xuất xuất phát từ những người sở hữu chúng: người lao động cung ứng dịch vụ lao động, người chủ đất cho thuê đất

đai, người sở hữu vốn cho thuê dịch vụ vốn… Có những yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu (xăng dầu, sắt thép, vải…) được cung ứng trên thị

trường chẳng khác gì so với việc cung ứng các hàng hóa thông thường. Chúng được các doanh nghiệp sản xuất ra như một hàng hóa và chỉ tồn tại như các yếu tố đầu vào đối với các doanh nghiệp mua chúng. Với tư

cách là yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu có thể và thường được sử dụng hết trong một chu kỳ sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này, chúng ta có thể áp dụng mô hình ở các chương trước để phân tích các quyết định cung ứng. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung đề cập đến các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai… là những nguồn lực mà bản thân chúng có thể phục vụ nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm khác nhau. Khi cần sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nào đó, giả sử người ta cần đến 100 giờ máy, thì lượng máy chúng ta cần ở đây không phải là 1 hay 100 chiếc máy toàn vẹn mà chỉ là 100 giờ phục vụ của những chiếc máy. Đối tượng cung ứng

ở đây không phải là bản thân tài sản máy (vốn hiện vật) mà là dòng dịch vụ do tài sản máy mang lại trong một khoảng thời gian nào đó (ta gọi chung là dịch vụ vốn hiện vật). Đối với lao động hay đất đai cũng vậy. Khi sử dụng chúng như một loại đầu vào trong một khoảng thời gian nào

đó, người ta chỉ cần thuê chúng (nhằm khai thác dòng dịch vụ từ chúng) trong khoảng thời gian đó. Vì thế, với các yếu tố sản xuất loại này, khi đề

cập tới các quyết định cung ứng (cũng tương tự như việc chúng ta đề cập

đến mặt cầu ở phần trên), chúng ta trước hết nói đến các quyết định cho thuê hay cung ứng dịch vụ yếu tố sản xuất. (Cũng với lý do này, ở phần phân tích nhu cầu về các yếu tố sản xuất ở trên, khi đề cập đến giá các yếu tố sản xuất, chúng ta thường khẳng định đó là giá thuê. Tiền lương của một giờ lao động chẳng hạn không phải là giá lao động. Nó chỉ là giá của một giờ dịch vụ lao động hay nói cách khác, giá thuê một giờ lao

Khi ra các quyết định cung ứng về yếu tố sản xuất, những người sở

hữu chúng phải cân nhắc chi phí và lợi ích của việc cho thuê chúng trên thị trường. Họ phải lựa chọn giữa việc đem các nguồn lực này ra cung

ứng hay giữ lại cho mình vì mục đích phi thị trường hoặc làm dự trữ cho nhu cầu bản thân. Đối với những người lao động, đây là sự lựa chọn giữa

đi làm và nghỉ ngơi hay có thời gian nhàn rỗi (nghỉ ngơi hay thời gian nhàn rỗi, đối với kinh tế học, bao hàm cả những thời gian cho phép người ta làm các công việc bên ngoài thị trường). Lợi ích của việc đi làm chính chính là khoản tiền lương kiếm được. Chi phí của nó chính là sự hy sinh thời gian nghỉ ngơi, nhàn rỗi. Giá trị hay lợi ích của việc nghỉ ngơi càng lớn thì chi phí cơ hội của việc đi làm cũng càng cao. Đối với người chủ đất, việc đem một mảnh đất để cho thuê khiến cho anh ta (hay chị ta) mất

đi cơ hội sử dụng nó để làm nhà, làm vườn phục vụ cho sở thích cá nhân. Lợi ích của việc cho thuê đất chính là khoản tiền thuê đất kiếm được. Chi phi của nó chính là toàn bộ các giá trị mà người chủđất phải hy sinh nếu nắm giữ nó cho nhu cầu bản thân. Với người sở hữu vốn, việc nắm giữ

vốn cho nhu cầu bản thân hay vì những mục đích phi thị trường thường ít

được đặt ra, vì động cơ của việc sở hữu vốn thường mang tính chất kinh doanh. Vì thế, chi phí của việc cho thuê vốn có thể xét trực tiếp thông qua viêc phân tích chi phí cơ hội của việc nắm giữ và cho thuê vốn.

Nói chung, sẽ là hợp lý khi chúng ta giảđịnh rằng, những người sở

hữu các yếu tố sản xuất muốn tối đa hóa thu nhập hay lợi ích ròng (lợi ích trừđi chi phí) của việc cho thuê yếu tố. Về nguyên tắc, điều đó đạt được khi tại đơn vị yếu tố cuối cùng được cung ứng, lợi ích biên và chi phí biên cung ứng là bằng nhau.

Cũng giống như trên thị trường hàng hóa, nếu thị trường yếu tố là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung ứng yếu tố chính là

đường chi phí biên cung ứng yếu tố (tổng hợp các đường chi phí biên cung ứng của các cá nhân). Trong trường hợp điển hình, khi người sở hữu yếu tố giữ lại dự trữ cho bản thân mình càng ít, lợi ích biên của đơn vị

yếu tố cuối cùng còn giữ lại càng cao (giống như việc càng có ít thời gian nghỉ ngơi, giá trị biên của một giờ nghỉ ngơi càng lớn). Điều đó tương

đương với chi phí biên cung ứng yếu tố có xu hướng tăng lên khi lượng cung ứng tăng. Vì vậy, trên thị trường cạnh tranh, đường cung về một loại yếu tố sản xuất điển hình được vẽ như một đường dốc lên.

Tuy nhiên, giữa các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai và vốn tồn tại những sự khác nhau nhất định trong quan hệ cung ứng. Đất đai cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác là những đầu vào có sẵn trong tự nhiên mà con người không “chế tạo” ra được. Xét một cách tổng thể

trên phạm vi của cả nền kinh tế, quỹ đất đai dường như là cố định, mặc dù điều đó không có ý nghĩa tuyệt đối (người ta vẫn có thể mở rộng diện tích đất đai bằng cách lấn biển, khai thác đất hoang hóa song cơ hội như

vậy không nhiều. Điều có ý nghĩa nhất là việc con người đầu tư vào đất

đai để cải tạo hoặc nâng cao chất lượng đất. Trong một chừng mực nhất

định, điều này cũng tương đương với việc mở rộng diện tích đất đai). Chính tính chất tương đối cố định này khiến cho cung đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác nói chung kém co giãn hơn so với cung về các yếu tố sản xuất khác. Vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… là những hàng hóa do con người tạo ra, được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Tính chất nhân tạo này khiến cho cung về vốn có khả

năng co giãn mạnh hơn so với các yếu tố sản xuất khác. Lao động là một loại đầu vào đặc biệt dường như đứng trung gian giữa đất đai và vốn. Nguồn cung lao động không dễ dàng được tạo ra như vốn song cũng không cũng không quá khó thay đổi như các tài nguyên của thiên nhiên. Các quá trình dân số, hoạt động giáo dục, đào tạo… có tác động lớn đến nguồn cung về lao động. Các hoạt động này đều có thể phản ứng trước sự

thay đổi trong mức lương trên thị trường. Vì thế, cung lao động, xét một cách tổng thể, có thể không co giãn mạnh như cung vốn, song cũng không quá kém co giãn như cung vềđất đai.

Cung về các yếu tố sản xuất cũng bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Trong dài hạn, do người sở hữu các yếu tố có khoảng thời gian dài hơn để

phản ứng với những thay đổi trong các điều kiện thị trường, cung về các yếu tố thường co giãn mạnh hơn so với cung ngắn hạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung về yếu tố sản xuất: việc phân tích chi tiết hơn cung về các yếu tố sẽ được tiến hành ở các chương sau. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập một cách sơ bộ một số yếu tố tổng quát có khả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng ảnh hưởng đến việc cung ứng (dài hạn) về các yếu tố sản xuất. + Sự giàu có: Càng giàu có, người ta càng có xu hướng giữ nhiều nguồn lực hơn nhằm phục vụ các mục đích cá nhân (muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, muốn có nhiều đất đai hơn để làm nhà ở, vườn tược, thậm chí công viên nhằm thỏa mãn nhu cầu riêng của mình và gia đình…). Xét riêng khía cạnh này, điều đó làm giảm nguồn cung về yếu tố trên thị

trường.

+ Tập quán xã hội và các quy định pháp luật: Ở một số nước phụ nữ bị

ngăn cấm hoặc không được khuyến khích tham gia thị trường lao động. Họ thường bị giới hạn trong chức năng của những người nội trợ, chăm sóc con cái hay những người làm việc nhà. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường lao động tương đối cao. Pháp luật của một số nước cũng cản trở các giao dịch đất đai một cách tự do trên thị trường. Những khía cạnh như vậy trong truyền thống, tập quán hay hệ thống luật pháp xã hội cũng ảnh hưởng đến sự cung ứng các nguồn lực đầu vào.

+ Đầu tư và tiết kiệm xã hội: nguồn vốn hiện vật của xã hội được tích lũy qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Nó là kết quả của một quá trình phát triển dài lâu. Không phải ngẫu nhiên các nước phát triển thường có nguồn vốn dồi dào cho sản xuất trong khi đó, ở các nước nghèo, nguồn vốn này tương đối hạn hẹp. Môi trường thuận lợi cho đầu tư và tiết kiệm có ý nghĩa lớn đối với việc gia tăng nguồn cung về vốn, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa và mở cửa của các nền kinh tế hiện nay.

+ Các quá trình dân số: quy mô và cơ cấu dân số, các quá trình di cư, nhập cư cũng có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung về lao động trên thị

trường. Nói một cách tổng quát, một quốc gia đông dân thường có nguồn cung lao động dồi dào. Tuy nhiên, cung lao động thật sự còn phụ thuộc

vào cơ cấu dân số vì chỉ một bộ phận dân số nhất định tham gia vào lực lượng lao động. Chẳng hạn, tính chất “già” hay “trẻ” của cơ cấu dân số ở

một nước sẽ tác động không nhỏđến nguồn cung lao động của nước này trong tương lai. Ngoài ra, những yếu tố về truyền thống, dân tộc, tôn giáo cũng như kinh tếđều có thểảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia của dân số vào lực lượng lao động…

Một phần của tài liệu Thị trường các yếu tố sản xuất và sự lựa chọn của doanh nghiệp (Trang 29 - 33)