năng sinh tổng hợp gamma polyglutamic acid của vi khuẩn
3.5.4.1. Phương pháp xác định hàm lượng gamma polyglutamic acid trong dịch nuôi cấy
γ-PGA được kết tủa bằng ethanol theo phương pháp của Manocha et al. (2010). Sau khi kết thúc quá trình lên men, tế bào vi khuẩn được tách khỏi dịch nuôi cấy bằng phương pháp ly tâm 10.000 rpm trong 20 phút ở 4oC. Dịch nổi chứa γ-PGA được bổ sung 4 lần thể tích ethanol lạnh và lắc nhẹ, giữ yên ở 4oC qua đêm. γ-PGA kết tủa được thu bằng phương pháp ly tâm ở 10.000 rpm trong 20 phút ở 4oC. Sau đó γ-PGA được hòa tan vào nước khử ion và các chất tạp nhiễm kết tủa được loại bỏ bằng cách ly tâm 10.000 rpm trong 20 phút ở 4oC. Tiếp theo lại kết tủa γ-PGA bằng ethanol, kết tủa được tách bằng phương pháp ly tâm và sấy ở nhiệt độ 70oC cho đến khi khối lượng không đổi.
3.5.4.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy tới khả năng tổng hợp gamma polyglutamic acid của vi khuẩn
Chủng vi khuẩn được nuôi lắc (220 vòng/phút) trong 100ml môi trường PGM trong bình tam giác 250ml ở 37oC. Sau những khoảng thời gian 12h, 24h, 36h, 48h, 60h và 72h tiến hành lấy 10ml dịch nuôi cấy và phân tích hàm lượng γ-PGA.
3.5.4.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường tới khả năng tổng hợp γ-PGA của vi khuẩn
Chủng vi khuẩn được nuôi lắc (220 vòng/phút) trong 50ml môi trường PGM trong bình tam giác 250ml ở 37oC. pH ban đầu của môi trường được điều chỉnh với các giá trị: 5,0; 6,0; 7,0; 8,0 bằng dung dịch NaOH 1N hoặc HCl 1N. Sau 60h nuôi cấy tiến hành xác định hàm lượng γ-PGA.
3.5.4.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn cacbon tới khả năng tổng hợp gamma polyglutamic acid
Chủng vi khuẩn được nuôi cấy lắc (220 vòng/phút) ở nhiệt độ 37oC trong 50ml môi trường PGM có nguồn cacbon thay thế glucose (nồng độ 2,5%) như sau:
Môi trường Nguồn cacbon
PGM1 Glucose
PGM2 Lactose
PGM3 Glycerol
Vi khuẩn được nuôi cấy trên các môi trường ở 37oC, lắc 220 vòng/phút trong bình tam giác 250ml. Sau 60h nuôi cấy tiến hành xác định hàm lượng γ- PGA trong dịch nuôi cấy.