(1) Năng lực vay vốn của DN
Tình hình chung của các DN là vốn điều lệ của họ rất thấp. Theo quy định của NHNN thì các NHTM không được cho phép cho vay quá 15% cốn tự có của NH trong khi nhu cầu vay vốn của DN cho các hoạt động kinh doanh của mình (trong đó bao gồm các hoạt động XNK) lại chiếm đến 70-80% trong tổng số vốn cần thiết.
Đối với các DN Nhà nước, vốn lưu động đựoc giao không đáng kể, tài sản cố định tập trung lớn nhất là đất đai nhưng chủ yếu là dưới hình thức thuê, do đó theo quy định của Luật đất đai 2007 thì chỉ được thế chấp cầm cố giá trị tài sản trên đất. Các tài sản trên đất đó nếu không là máy móc nhà xưởng đã cũ thì cũng hình thành từ vốn vay NH đối với các tài sản mới đầu tư. Do vậy đến nay, hầu hết các
DN Nhà nước có quan hệ tín dụng XNK với Techcombank không đảm bảo được chỉ tiêu về tài sản đảm bảo dẫn đến việc không thể tăng thêm quy mô tín dụng.
Đối với DN ngoài quốc doanh thì hầu hết đều có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn lớn. Tuy nhiên đó chỉ là sự so sánh về tỷ lệ còn nếu là số tuyết đối thì ngay cả những công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn lớn nhất hiện nay cũng chỉ có vốn chủ sở hữu khiêm tốn (khoảng vài chục tỷ đồng) do đó khi muốn thực hiện các thương vụ lớn thì vấn đề đảm bảo tài sản nợ vay luôn là một bài toán hóc búa đối với cả DN và NH.
(2) Sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh XNK của DN Việt Nam
Theo số liệu của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì có tới 70% giám đốc DN vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ thương ngoại thương trong khi 80-95% số DN đó có tham gia kinh doanh XNK hoặc ủy thác XNK. Một số giám đốc DN còn chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ khi đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài, cộng với hiểu biết về tập quán quốc tế, trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn non yếu nên dễ dẫn đến sai sót trong qúa trình ký kết hợp đồng. Một thực tế nữa là các DN Việt Nam do thiếu thông tin, thiếu mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho các DN không mua được hàng trực tiếp từ người sản xuất hoặc nhà phân phối lớn mà phải ký hợp đồng với trung gian, mua bán vòng vèo, giá mua bị đẩy cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến NH.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Các sản phẩm của Techcombank còn nhiều hạn chế. Tuy các loại hình tài
trợ XNK của Techcombank rất đa dạng nhưng chỉ mới tập trung khai thác được ở một vài loại hình như: tài trợ băng phương thức nhờ thu, tài trợ bằng phương thức TDCT, bảo lãnh; các loại hình tài trợ khác chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn ở mức sơ khai, các sản phẩm phái sinh như hoán đổi, quyền chọn, tương lai...còn khá mới mẻ nên khả năng cung cấp nguồn ngoại tệ phục vụ tài trợ TMQT còn hạn chế.
Chưa chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tài trợ TMQT. Cong tác thẩm định còn nhiều sai sót. Đội ngũ chuyên viên thẩm định
còn trẻ kỹ năng nghiệp vụ vững nhưng còn thiếu kinh nghiêm về thực tế gây ảnh hưởng đến việc thẩm định. Quy trình thẩm định còn thiếu sót gây nhiều khó khăn trong việc thẩm định. Trong khi đó, thẩm định lại là một khâu đặc biệt quan trọng quy định chất lượng haọt động tài trợ, là cơ sở NH ra quyết định tài trợ với những dự án an toàn và khả thi.
Hạn chế về công nghệ NH. Công nghê chính là nền tảng cho sự phát triển
của mọi DN trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là với DN kinh doanh trong lĩnh vực NH. Tại Techcombank các chương trình phục vụ cho các hoạt động Tài trợ TMQT vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều lỗi trong hệ thống TTQT, việc nhận tin, truyền tin và hạch toán còn trục trặc, chương trình báo cáo thống kể TTQT còn lạc hậu, chưa cập nhật các số liệu kịp thời, đầy đủ.
Công tác phòng ngừa rủi ro, kiểm soát nội bộ còn thiếu sót. Techcombank
có một phòng ban riêng phụ trách vấn đề phòng ngừa rủi ro là UB quản lý rủi
ro. NH đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Tuy nhiên do mới được áp dụng, trong khoảng thời gian ngắn chưa thể đạt kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó vấn đề kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng chưa thực hiện tốt. TGĐ Techcombank đã ra chỉ thị về tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xác định trách nhiệm thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toán trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian quan, Ban kiểm soát nội bộ chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng khối xây lắp mà chưa chú trọng đúng mức đến hoạt động tín dụng XNK.
Hoạt động Marketing sản phẩm tài trợ XNK chưa được chú trọng
Trong điều kiện hiện nay đặc biệt khi các NHTM ra sức phát triển để hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn các NH đều đưa ra các loại hình sản phẩm tài trợ giống nhau, buộc các NH phải hết sức chú ý đến công tác marketing.
Tại Techcombank công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức. Các hoạt động marketing chưa được tiến hành có tổ chức và hệ thống. Chưa được sự phối hợp hài hòa giữa các phòng ban trong nội bộ NH để đưa ra chính sách phù hợp, hiệu quả. Chính vì vây mà hoạt động marketing còn mang tính thụ động, các biện pháp kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ còn nghèo nàn.
Sự phối hợp giữa các bộ phận còn kém hiệu quả
Hoạt động tài trợ TMQT cần có sự phối hợp nhịp nhàng của ba bộ phận là bộ phận tín dụng, bộ phận TTQT, bộ phận kinh doanh ngoại hối. Nếu NH biết cách phối hợp hoạt động của ba bộ phận này thì chắc chắn hiệu quả của tài trợ TMQT sẽ tăng lên rất nhiều. Tại Techcombank, trong tài trợ ngoại thương các phòng ban này hoạt động gần như độc lập với nhau, không tạo thành một quy trình khép kín. Tài trợ ngoại thương chỉ được coi là nhiệm vụ chính của phòng tín dụng. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều khi khách hàng xin tài trợ ở Techcombank nhưng lại tiến hành thanh toán ở một NH khác hay khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ TTQT ở Techcombank. Cũng như có trường hợp khách hàng xin tài trợ đồng thời thanh toán tại Techcombank nhưng do hoạt động còn rời rạc, nhiều công đoạn rườm rà nên đã gây mất nhiều thời gian, chi phí cho DN từ đó mà độ tín nhiệm với các sản phẩm tài trợ XNK của NH cũng bị ảnh hưởng.
Quan hệ NH đại lý
Trong hoạt động tài trợ TMQT, việc xây dựng một mạng lưới NH đại lý là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ con số không từ khi thành lập, Techcombank đã từng bước xây dụng và mở rộng quan hệ hợp tác với các NH, tổ chức TC – NH quốc tế theo phương châm thiết thực, hiệu quả, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Hiện tại, Techcombank đã có mối quan hệ với các NH lớn như: NH Ngoại thương Nga, NH Deutschebank, NH Creditor (Italia), Bank of Tokyo, Bank of City, Bank of New York… Techcombank đã có mạng lưới NHĐL tại gần 100 quốc gia với trên 400 NH và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Song tại một số thị trường như Trung Nam á, Mỹ L Tinh, Techcombank vẫn chưa thiết lập được mối quan hệ. Điều này làm cho việc thực
hiện các thương vụ phát sinh với các khu vực này phải thông quan các NH trung gian, làm tăng chi phí, mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của NH.