III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực
2.1. Trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật của người lao động
Chuyển dịch lao động theo ngành không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng lao động mà gắn liền với đó là sụ thay đổi về chất của lao động. Xu hướng của quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Khác hẳn ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là những ngành đòi hỏi khá cao về chất lượng lao động. Việc tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi tăng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Mặt khác, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn kéo theo yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp.
Vì vậy có thể nói quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định để tiếp thu quy trình và phương pháp sản xuất mới. Nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành.
Mặc dù có những tác động tiêu cực nhưng sự dồi dào về dân số cũng là yếu tố quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Quy mô dân số lớn đồng nghĩa quy mô lao động lớn đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động mở rộng quy mô ngành kinh tế. Xét tác động đó trên hai phương diện:
- Nếu chuyển dịch chỉ đơn thuần là việc di chuyển lao động giữa các ngành thì mở rộng quy mô dân số tạo điều kiện bổ sung lao động cho các ngành
- Nếu chuyển dịch theo nghĩa tăng quy mô lao động của nền kinh tế thì quy mô dân số có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn lực.
2.3.Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, diễn ra ở hai phương diện:
Thứ nhất: Quá trình phát triển đòi hỏi phải có tỷ trọng lớn lao động có chuyên môn trong nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu các ngành các lĩnh vực mới phát triển, để không ngừng nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai: Quá trình sáng tạo và thành tựu mới của khoa học công nghệ luôn đặt ra đòi hỏi phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Khi chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đồng nghĩa việc cung cấp số lượng lớn lao động có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật tham gia vào các lĩnh vực sản xuất áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó góp phần dịch chuyển lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động vào những ngành, lĩnh vực áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ, giảm tỷ trọng đối với những ngành sử dụng nhiều lao động thô sơ lạc hậu trước đây.