CHƯƠNG X: FLEGT và VPA tại Việt Nam !

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ (Trang 39)

PHẦN THỨ NHẤT ! (FLEGT) !

CHƯƠNG X: FLEGT và VPA tại Việt Nam !

chung giữa Việt Nam và EU sau cuộc họp trực tuyến giữa hai bên ngày 16 tháng 8 năm 2010:

TUYÊN BỐ CHUNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ ỦY BAN CHÂU ÂU

VỀ

ĐÀM PHÁN THỎA THUẬN ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN (VPA) - FLEGT (TĂNG CƯỜNG THỰC THI LUẬT LÂM NGHIỆP, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ BUÔN BÁN GỖ)

Tháng 10/2008 Ủy ban Châu Âu đã giới thiệu quy định pháp lý nhằm hạn chế nguy cơ đưa gỗ và những sản phẩm gỗ được khai thác bất hợp pháp vào thị trường EU. Gỗ và các sản phẩm gỗ được cấp phép theo FLEGT sẽ được xem như đáp ứng những yêu cầu của quy định này. Ngày 7/5/2010, trong cuộc họp giữa Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) và Ngài Timo Makela, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại và Tài chính môi trường, Tổng vụ Môi trường, Ủy ban Châu Âu (EC), hai bên đã thảo luận về Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Tham dự cuộc họp có các đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, và các đại diện đến từ Đại sứ quán Phần Lan, Đức, Hà Lan tại Hà Nội.

Hai bên đã thống nhất bắt đầu đàm phán chính thức cho Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPA) FLEGT giữa Việt Nam và EU, tổ chức phiên đàm phán đầu tiên vào tháng 10 hoặc tháng 11/ 2010 tại Hà Nội với hy vọng phiên đàm phán cuối cùng sẽ hoàn tất vào cuối năm 2012 bằng việc ký kết VPA.

Vào ngày 29/6/2010, Văn phòng Chính phủ Việt Nam đã có công văn số 4474/VPCP-KTN giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm thực hiện FLEGT ở Việt Nam và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia nhằm hạn chế những rủi ro cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ để đáp ứng các thay đổi của thị trường quốc tế, đồng thời chủ trì tiến hành các vòng đàm phán và tiến tới ký kết VPA với EU.

Mục đích của việc đàm phán giữa Việt Nam và EU nhằm đạt được một thỏa thuận hợp tác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU và tăng khả năng thích ứng của họ với yêu cầu của thị trường EU về tính hợp pháp của gỗ. Việc áp dụng VPA FLEGT nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát và cấp phép ở các nước sản xuất gỗ và chế biến gỗ để đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm gỗ có nguồn gốc khai thác hợp pháp mới được nhập khẩu vào thị trường EU.

Dự án WWF-IKEA Tổng hợp tài liệu đào tạo 40 EU gần đây đã ký các Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện FLEGT với bốn nước Châu Phi và đang

đàm phán với một số nước khác ở khu vực Châu Á như Malaysia và Indonesia. Hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp chính các sản phẩm gỗ trên thế giới, trong đó EU là một trong những thị trường lớn nhất.

Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện FLEGT giữa Việt Nam và EU có nghĩa là hai bên sẽ cùng hợp tác nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu gỗ, đóng góp vào quản lý rừng bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới.

PHẦN THỨ HAI

ĐẠO LUẬT LACEY CỦA HOA KỲ

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ (Trang 39)