Doanh thu của Công ty qua các năm: (đơn vị: triệu đồng)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 36 - 40)

Chỉ tiêu doanh thu tăng đều đặn trong các năm. Năm 2007 doanh thu của công ty đạt được lên tới 631,434 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2006. Sự gia tăng này cho thấy hoạt động đầu tư của công ty đã thu được những kết quả nhất định

3.3.2. Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đị các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và hoạt động kinh doanh được đánh giá tốt

Quy mô của lợi nhuận được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Lợi nhuận công ty qua các năm

(đơn vị: 1000 đồng)

Mặc dù năm 2005 lợi nhuận của công ty giảm sút so với năm 2004 do sự đi xuống trong hoạt độn kinh doanh của công ty nhưng bắt đầu từ năm 2006 lợi nhuận của công ty đã tăng trở lại đạt 359,539 triệu đồng gấp đôi năm 2004 và gấp 4 lần năm 2005. Đặc biệt năm 2007, lợi nhuận công ty tăng đột biến đạt 2,6 tỷ đồng gấp 7 lần năm 2006. Lợi nhuận thu được cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư của công ty cao. Dự kiến trong tương lai, khi công ty hoàn thành công tác di dời ra khu công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định sẽ đem lại mức lợi nhuận cao hơn nữa.

3.3.3. Thu nhập bình quân người lao động.

Công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Công ty luôn quan tâm trả lương cao và có các hình thức thưởng động viên giúp nâng cao đời sống cán bộ, công nhân. Bên cạnh đó tổ chức nấu ăn công nghiệp cho cán bộ công nhân viên, tổ chức khám bệnh cho công nhân tại trạm xá của công ty.

Biểu dưới đây cho thấy mức thu nhập bình quân của người lao động qua các năm:

Thu nhập bình quân người lao động qua các năm

(đơn vị: đồng/người/tháng)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy sự gia tăng thu nhập bình quân của người lao động trong công ty. Nếu như năm 2004 thu nhập bình quân người lao động còn ở mức khà thấp là 717.290 đồng thì đến năm 2007 thu nhập bình quân người lao động đã tăng lên 1.440.000 đồng gấp 2 lần con số năm 2004. Kết quả của hoạt động đầu tư của công ty phát huy tác dụng đã cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kéo theo đó công ty có điều kiện nâng cao mức lương, cải thiện đời sống người lao động

3.4.4. Thị phần.

Xuất phát từ việc so sánh doanh thu của các doanh nghiệp với nhau, ta có thể sử dụng chỉ tiêu thị phần để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng doanh thu thị trường.

Doanh thu của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp =

Doanh thu toàn ngành

Chỉ tiêu thị phần càng lớn nói lên mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng tốt, đồng thời cho biết doanh nghiệp có ưu thế nhất định trên thị trường. Ngược lại, chỉ số thị phần thấp phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chén ép bởi các đối thủ cạnh tranh.

Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định là một doanh nghiệp có truyền thống lâu đời, luôn chiếm giữ thị phần cao trong lĩnh vực dệt may ở thị trường nội địa. Vì sản phẩm may mặc chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của tổng công ty nên khi so sánh thị phần của công ty ta chỉ quan tâm đến những doanh hoạt động cùng lĩnh vực có sản phẩm chính là sợi và vải.

Ta quan sát biểu sau để thấy được sự so sánh giữa doanh thu của công ty dệt Nam Định và các doanh nghiệp khác hoạt động cùng trong lĩnh vực dệt may có năng lực tương đương;

Bảng 19: Doanh thu của công ty so với các công ty khác

(đơn vị: Tỷ đồng) Tên công ty Hano- simex PhongPhu textile.co Thanh Cong textile.co Nam Đinh textile.co Thang Loi textile.co Viet Thang textile.co Nha Trang textile.co Doanh thu bình quân hàng năm 970 1400 1000 600 500 500 400

(Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường của Tập đoàn dệt may Việt Nam)

Từ bảng doanh thu trên ta thấy được sự so sánh tương quan giưa công ty dệt Nam Định với 6 công ty lớn khác trong lĩnh vực dệt may. Đây có thể coi là các công ty lớn nhất trong thị trường sợi vải miền Bắc và Nam, các công ty còn lại chủ yếu hoạt động mua bán vải sợi chứ không sản xuất vải sợi, nên phần thị trường còn lại không đáng kể. Ta xây dựng biểu thị phần để thấy rõ hơn.

Biểu đồ thị phần các công ty dệt may

Nhìn vào biểu đồ trên , ta thấy thị phần của công ty chiếm khá cao 11%, đứng thứ hai ở miền Bắc sau Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội chiếm16%. Còn lại những đối thủ cạnh tranh khác của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động ỏ thành phố Hồ Chí Minh như dệt Phong Phú, dệt Thành công, dệt Thắng Lợi,… Tuy nhiên với nền tảng hoạt động kinh doanh dài trên trăm năm, công ty luôn chứng tỏ vị thế của mình là không hề thua kém so với các doanh nghiệp dệt may kia.

3.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dệt may Nam Định. công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và tạo được uy tín trên thị trường nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Sự thiếu hụt vốn đầu tư: Do mới thực hiện cổ phần hoá trong năm 2007, thực tế vốn Nhà Nước vẫn chiếm 51%, cổ phiếu công ty mới chỉ bán cho công nhân và một số nhà đầu tư ngoài. Chinh vì thế việc thu hút vốn đầu tư phục vụ cho các hoạt động đầu tư của công ty còn gặp rất nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây công ty vay vốn chủ yếu để thực hiên sản xuất, chứ vay để đầu tư còn rất hạn chế do công ty phải tập trung vốn để thực hiện dự án di dời toàn bộ công ty ra khỏi thành phố.

- Công nghệ máy móc thiết bị của công ty tuy được chú trọng đầu tư song vẫn còn tồn tại rất nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu mà công ty chưa có điều kiện nâng cấp. Điều nay đã hạn chế việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty. - Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng đạt kết quả, hiệu quả không cao do sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất, việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu chất lượng gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho công ty cả về thời gian, chi phí lẫn uy tín. Do phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên công ty thường rơi vào thế bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mặc dù công ty đã xây dựng một chiến lược đa dạng về mặt hàng nhưng doanh thu của công ty vẫn phụ thuộc chủ yếu và các mặt hàng sợi và vải. Doanh thu của mặt hàng may mặc chiếm tỷ lệ rất thấp.

- Nguồn nhân lực của công ty chưa đảm bảo chất lượng. Do mức lương và những ưu đãi của công ty không thật sự được như các doanh nghiệp cùng ngành ở Nam Định nên công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.

- Hoạt động marketing, quảng bá giới thiệu thương hiệu công ty còn khá hạn chế, công ty vẫn chưa chính thức có website riêng. Bên cạnh đó hệ thống kênh phân phối sản phẩm còn hạn chế với 2 đại lý chính và một số cửa hàng bán lé.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w