KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình bệnh tụ huyết trùng và các biện pháp phòng trị ở đàn lợn nuôi tại trại truyền giống tràng duệ, thành phố hải phòng (Trang 29)

3.1.1. Công tác vệ sinh chăn nuôi

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = ∑ số lợn con nhiễm bệnh x 100% ∑ số lợn con theo dõi

Vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố: vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại... Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt thời gian thực tập, tôi cùng với công nhân tổ chăn nuôi của Trung tâm thực hiện tốt quy trình vệ sinh: hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh chuồng trại khu vực xung quanh, khơi thông cống rãnh thoát nước, định kỳ thay nước hố sát trùng, thường xuyên phun thuốc sát trùng chuồng trại, từ đó góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

3.1.2. Công tác thú y

* Tiêm phòng dịch bệnh

Với phương châm ”phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho thấy việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc là biện pháp tích cực và bắt buộc phải thực hiện trong chăn nuôi. Tiêm vắc xin cho gia súc sẽ tạo ra sự miễn dịch chủ động trong cơ thể gia súc chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, vi rut) và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhận thức được vấn đề này, Trung tâm luôn luôn thực hiện quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh một cách thường xuyên nghiêm túc theo đúng lịch trình quy định nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

* Công tác chẩn đoán và điều trị

Để việc điều trị cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp thời và chính xác giúp đưa ra phác đồ điều trị hợp lý là hết sức quan trọng. Làm tốt công tác này sẽ giúp con vật nhanh chóng lành bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc. Do vậy có thể giảm thiệt hại về kinh tế tới mức thấp nhất.

Hàng ngày, em cùng các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm tiến hành theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng, phát hiện lợn có biểu hiện khác thường. Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm, lười hoạt động, thân nhiệt cao. Do vậy, để chẩn đoán chính xác không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của gia súc mắc bệnh mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Trong thời gian thực tập, tôi đã chẩn đoán và điều trị được một số bệnh xảy ra trên đàn lợn của Trung tâm.

Đây là bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng là tiêu chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết, lợn con từ 1-30 ngày tuổi hay mắc.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường ruột E.coli có hai thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae gây nên, chúng gồm những chủng có độc tính kháng nguyên khác nhau. Ngoài ra những yếu tố về thời tiết, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ít sữa đầu nên dẫn đến sức đề kháng của lợn con kém.

Triệu chứng chung: Bệnh xảy ra ở thể cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Lợn con bị bệnh không bú, nằm một chỗ, da nhăn nheo, lông xù, mắt chũng, đi siêu vẹo, ỉa chảy nhiều, phân trắng, mùi hôi tanh khó chụi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ chết sau 3-5 ngày.

Điều trị:

Thuốc uống Neo- Colis là thuốc bột, hòa tan trong nước, cho uống ngày 2 lần, liều lượng 5g/con/ngày.

Dùng thuốc tiêm: Enroflox – T tiêm 2 lần/ ngày, liều 1ml/kg TT Liệu trình 5 ngày.

Điều trị 33 con khỏi 30 con, đạt 90,9%

* Bệnh viêm tử cung (điều trị 5 con)

Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con trong thời gian động dục hoặc do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung và phần đầu tử cung) cũng có thể do một số bệnh truyễn nhiễm gây ra như sảy thai truyễn nhiễm.

Triệu chứng: Lợn nái sốt, bỏ ăn, lượng sữa giảm, âm hộ sưng đỏ, niêm dịch có lẫn mủ chảy ra từ âm đạo có mùi thối khắm, xung quanh âm đạo dính nhớt bẩn, lợn mẹ khó chịu, không yên tĩnh, cong lưng rặn nhiều, thân nhiệt tăng hơn bình thường.

Điều trị: Vệ sinh thân sau lợn nái bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng dẫn tinh quản vào trong âm đạo thụt rửa bằng dung dịch KMnO40,1%. Sau đó tiêm kháng sinh gồm: Penicillin 2.000.000 UI, Streptomycin 2g, nước cất 100ml.

Liệu trình điều trị: 5 ngày, mỗi ngày một lần. Kết quả điều trị 5 con, khỏi 5, đạt tỷ lệ 100% * Bệnh suyễn lợn (điều trị 14 con)

Bệnh suyễn lợn là một trong những bệnh truyễn nhiễm xảy ra ở lợn con từ 1 tháng tuổi trở lên đến 4 tháng tuổi.

Nguyên nhân: Do Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với vi khuẩn gây bệnh kế phát như Streptococus, Staphylococcus.

Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh từ 8-10 ngày tùy thuộc vào lứa tuổi, lợn con theo mẹ ủ bệnh từ 6-8 ngày có khi đến 15 ngày. Lợn hậu bị 3-4 ngày, lợn nái từ 10-16 ngày.

Triệu chứng điển hình: Ho chủ yếu về đêm, sáng sớm lúc đầu ho khan, tần số ho ít sau đó tăng lên từng cơn kéo dài. Lợn con theo mẹ lúc ho hắt hơi chảy nước mắt, sốt ngắt quãng, thân nhiệt tăng 410C. Thở thể bụng do viêm phổi, lợn từ từ bỏ ăn, ủ rũ.

Điều trị: Dùng Tylosin 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp, B-complex

4ml/con/lần, liệu trình 2 lần/ ngày, liên tục 5 ngày.

Kết quả: Điều trị 14 con, khỏi 12 con, đạt tỷ lệ 85,7% * Bệnh E.coli dung huyết (điều trị 25 con)

Triệu chứng: Lợn ốm bỏ ăn, mí mắt sưng, kết mạc đỏ, mắt nhắm, từ khe mắt chảy ra thanh dịch, tiếng kêu khó khăn do sưng thanh quản, lợn bồn chồn, chuyển động liên tục, đi loạng choạng, đi xoay vòng quanh hoặc chạy lùi về phía sau, thân nhiệt tăng lên 40-410C trong thời gian ngắn, về sau thân nhiệt bình thường. Trước khi chết thân nhiệt tụt xuống dưới 370C. Tiếng ồn và ánh sáng dễ làm lợn bị kích thích mạnh. Đôi khi thấy lợn tiêu chảy nhẹ, xuất huyết da cổ, bụng, chỏm tai, mũi, trong đàn những con to đầu đàn bị trước.

Điều trị: Cách ly lợn ốm, nhốt vào chỗ tối, yên tĩnh, cho nhịn ăn 1-2 ngày, chỉ cho uống nước có thể cho ăn thêm rau tươi sạch để tăng nhu động ruột đẩy vi khuẩn ra ngoài nhanh chóng.

Dùng kháng sinh Phar S.P.D (Kanamycin + Colistin) 1ml/5kgTT/lần, ngày 2 lần, vitamin C, B1. Những con có triệu chứng thần kinh thì dùng kháng sinh kết hợp Aminazin 1% 1ml/10 kg TT, liệu trình 5 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều trị 25 con khỏi 20 con, đạt tỷ lệ 80% * Bệnh Tụ huyết trùng (điều trị 69 con)

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn từ 3-6 tháng tuổi.

Triệu chứng: Bệnh được biểu hiện ở 3 thể: quá cấp, cấp tính và mãn tính. Thể quá cấp tính: Lợn sốt cao 41-420C, mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, nằm lì một chỗ thường chui đầu vào chỗ tối, đầu rúc vào rơm hay run rẩy, nhịp thở gấp. Xuất hiện thủy thũng ở cổ, nhịp tim nhanh, da lợn đỏ rực thành từng mảng ở bụng, tai, cổ sau chuyển sang tím bầm lại, lợn thở rất khó khăn, có khi ngồi thở. Nước mắt nước mũi chảy ra, đôi khi lợn có hội chứng thần kinh (lợn chết trong khoảng 12 đến 24 giờ)

Thể cấp tính: Lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc có hiện tượng viêm sưng đỏ ửng, hô hấp rối loạn. Lợn thở nhanh không đều sau đó khó thở, ho khan từng tiếng sau ho thành hồi. Trên da ở tai, đùi, nhất là vùng da mỏng nổi lên từng đám xuất huyết.

Thể mãn tính: Lợn khó thở, khò khè, ho từng hồi, liên miên, da đỏ từng mảng, bong vẩy, con vật gầy dần rồi chết.

Điều trị:

Dùng kháng huyết thanh Tụ huyết trùng lợn: Liều 1ml/kg TT tiêm dưới da. Kháng sinh: Steptomycin 20mg/ kg TT/ lần, tiêm bắp 3 ngày liên tục. Kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực: VTM (B1, C), B. complex.

Điều trị 69 con, khỏi 65 con đạt tỷ lệ 94,2%.

3.1.3. Công tác khác

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn của Trung tâm em còn tham gia một số công việc khác như:

+ Trực và đỡ lợn đẻ cho lợn.

+ Tiêm bổ sung sắt cho lợn con từ 3- 10 ngày tuổi. + Thiến lợn đực.

+ Thụ tinh nhân tạo cho lợn, bò động dục. + Xử lý lợn bị hecni bẹn

Bảng 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

3.1.4. Bài học kinh nghiệm từ công tác phục vụ sản xuất

Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, cán bộ công nhân viên của Trung tâm, tôi đã gặp nhiều thuận lợi trong công việc. Tại cơ sở em được tiếp cận với thực tế, củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn sản xuất. Với sự cố gắng của bản thân, tôi đã thu được một số kết quả trong công tác phục vụ sản xuất. Tuy kết quả chưa nhiều song tôi cũng rút ra bài học cho bản thân.

*Về chuyên môn:

STT

Diễn giải

Nội dung công việc

Số lượng (con)

Kết quả

(an toàn, khỏi bệnh) Số lượng

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Tiêm phòng vắc xin An toàn

Cúm gia cầm 5370 5370 100 Newcastle 4900 4900 100 Lở mồm long móng lợn 154 154 100 Sưng phù đầu lợn 47 47 100 Dịch tả + Tụ dấu lợn 1025 1025 100 Phó thương hàn lợn 37 37 100 2 Điều trị bệnh Khỏi bệnh Bệnh phân trắng lợn con 33 30 90,9

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái 5 5 100

Bệnh suyễn lợn 14 12 85,7

Bệnh sưng phù đầu lợn con 25 20 80,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tụ huyết trùng lợn 73 69 94,5

3 Công tác khác An toàn

Đỡ đẻ cho lợn 32 32 100

Tiêm sắt cho lợn con 54 54 100

Thiến lợn đực 66 66 100

Thụ tinh nhân tạo lợn, bò 7 7 100

- Biết được cách sử dụng một số loại thuốc trong điều trị.

- Biết cách sử dụng một số loại vắc xin trong phòng và điều trị bệnh. - Biết chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp.

Qua đó đã giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin vào khả năng của bản thân hoàn thành công việc được giao làm yêu ngành, yêu nghề hơn. Trong quá trình thực tập tôi nhận thấy bản thân mình còn cần phải cố gắng, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đi trước. Kết hợp lý thuyết học ở trường, tôi thấy rằng việc thực tập tại cơ sở sản xuất là cần thiết đối với bản thân tôi cũng như tất cả sinh viên trước khi ra trường.

3.2. Kết quả thực hiện chuyên đề

3.2.1. Cơ cấu đàn lợn của Trung Tâm truyền giống Tràng Duệ

Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại Trung tâm (từ 2011 - 2013)

Phân bố 2012 2013 T10/2014 Lợn đực giống Hậu bị 2 2 2 Cơ bản 3 5 7 Lợn nái Hậu bị 20 50 44 Cơ bản 100 120 150 Lợn nuôi thương phẩm 1300 1810 1680 Tính chung 1425 1987 1883

Qua bảng 3.2 cho ta thấy cơ cấu đàn lợn của Trung tâm tương đối ổn định, những năm gần đây ngày càng phát triển, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2012 với số lượng nái sinh sản là 100 con, do số lợn con sinh ra của Trung tâm chủ yếu là để nuôi thương phẩm nên với 100 lợn nái đã cung cấp cho Trung tâm 1.300 lợn thương phẩm. Sang năm 2013 số lợn nái đã tăng lên 120 con, với sự tăng lên của lợn nái sinh sản thì số lợn thương phẩm của Trung tâm cũng tăng lên 1.810. Số lợn thương phẩm của Trung tâm hàng năm đã cung cấp khối lượng thịt sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người dân thành phố và các vùng lân cận. Đến tháng 10 năm 2014 số lượng chăn nuôi 10 cũng

cho thấy tình hình chăn nuôi của Trung tâm ngày càng phát triển. Số lợn nái sinh sản của Trung tâm tăng lên 150 con, số lợn thương phẩm 1.680 con bằng 96,59% số lợn thương phẩm của năm 2013. Với sự tăng lên về số lượng lợn như vậy năm 2013 số lượng lợn thương phẩm của Trung tâm xuất ra thị trường tăng.

Bên cạnh sự tăng lên về số lượng lợn nái và lợn thương phẩm thì số lợn đực giống cơ bản tăng từ 3 con năm 2012 lên 7con/năm 2014.Với số lợn đực giống của Trung tâm không những cung cấp giống cho Trung tâm mà còn cung cấp một số lượng đáng kể giống tốt có chất lượng tốt cho các vùng lân cận quanh vùng.

3.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng trên đàn lợn của Trung tâm Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng theo từng loại lợn

Loại lợn theo dõi Số lợn điều tra (con) Số lợn bị bệnh(con) Tỷ lệ(%) Lợn đực giống 9 0 0 Lợn nái sinh sản 194 4 2,06 Lợn thịt 1680 65 3,86 Tính chung 1883 69 3,66

Qua bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh Tụ huyết trùng của các loại lợn nuôi tại Trung tâm truyền giống Tràng Duệ trung bình là 3,66% trên tổng số lợn điều tra là 1.883 con. Lợn thịt thì tỷ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm đến 3,86% trong tổng số lợn theo dõi là 1.680 con. Lứa tuổi mắc bệnh thấp nhất là lợn nái sinh sản chiếm 2,06% trong 194 nái được theo dõi có 4 con mắc bệnh. Trong thời gian theo dõi tôi thấy đàn lợn đực giống của Trung tâm không có trường hợp nào mắc bệnh. Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng của Trung tâm thấp, do chuồng trại khu vực chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, hệ thống tiêu thoát nước tốt, có hệ thống thông khí nên nồng độ khí độc giảm, mật độ nuôi nhốt thích hợp nên dịch bệnh ít xảy ra.

3.2.3. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi (theo dõi trên đàn lợn thương phẩm)

Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi

Lứa tuổi theo

dõi (tháng) Số con điều tra

Số lợn bị bệnh (con) Tỷ lệ (%) ≤3 360 3 0,83 >3-6 920 55 5,9 >6 400 7 1,75 Tính chung 1680 65 3,86

Kết quả ở bảng 3.4. cho thấy: lợn ≤3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp nhất chiếm 0,83 % với 360 con theo dõi và có 3 con mắc bệnh. Ở lứa tuổi 3 - 6 tháng có 920 con theo dõi và có 55 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 5,9%.

Ở lứa tuổi >6 tháng tỷ lệ bị nhiếm bệnh đứng thứ 2 với 400 con theo dõi thì có 7 con mắc bệnh chiếm 1,75%. Tỷ lệ lợn bị nhiễm bệnh ở lứa tuổi này cao hơn so với lứa tuổi ≤ 3 tháng nhưng lại thấp hơn so với 3- 6 tháng tuổi.

Lợn từ 3- 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Theo chúng tôi, đây là giai đoạn mà gia súc đang sinh trưởng và phát triển, do thay đổi môi trường sống nên rất mẫn cảm với các biến động của ngoại cảnh gây hiện tượng strees làm giảm sức chống đỡ của cơ thể hoặc do tiêm phòng chưa được triệt để. Lợn > 6 tháng tuổi ít mắc bệnh hơn nhưng khi đã mắc bệnh thì dễ chuyển sang mãn tính hơn, trong quá trình điều trị thường hay phải điều trị lại, thời gian điều trị kéo dài.

3.2.4. Kết quả điều tra tỷ lệ chết do bệnh Tụ huyết trùng

Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn chết do bệnh Tụ huyết trùng Loại lợn theo dõi Số con theo dõi (con) Số lợn bị bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số con chết con) Tỷ lệ (%) Lợn đực 9 0 0 0 0 Lợn nái 194 4 2,06 0 0 Lợn thịt 1680 65 3,88 4 0,24 Tính chung 1883 69 3,88 4 0,21

Từ thực tế theo dõi, với tổng số 1.883 con đã phát hiện 69 trường hợp mắc bệnh trong thời gian 3 tháng, kết quả theo dõi cho ta thấy đàn lợn thương phẩm có tỷ lệ chết cao hơn cả (4 con chiếm 0,24% trong tổng số 1.680 con theo dõi). Nguyên nhân chủ yếu gây chết là do sức đề kháng quá yếu không thể vượt qua được mầm bệnh tấn công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Những biểu hiện lâm sàng của lợn khi mắc bệnh

Bằng phương pháp mô tả quan sát, phân tích rồi thống kê số liệu khi theo dõi bệnh những biểu hiện lâm sàng bệnh Tụ huyết trùng ở lợn thuộc Trung tâm

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình bệnh tụ huyết trùng và các biện pháp phòng trị ở đàn lợn nuôi tại trại truyền giống tràng duệ, thành phố hải phòng (Trang 29)