Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Tìm Hiểu Sản Phẩm Tín Dụng Cho Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtmcp Việt Nam Thịnh Vượng (Vpbank) (Trang 32)

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.2.1.1. Tăng cường nguồn vốn cho vay tín dụng.

Một trong những mặt khó khăn hiện nay của các ngân hàng là cung và cầu vốn vay không đáp ứng đủ cho nhau.

- Tăng cường các nguồn vay trung và dài hạn. Đây là cách mở rộng quy mô các khoản vay cho ngân hàng, giúp ngân hàng không mất công sức để quản lý các khoản vay nhỏ lẻ với số lượng quá nhiều như hiện nay

- Tăng vốn tự có từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng đảm bảo cho các khoản vay tiêu dùng lớn cho khách hàng, đồng thời cũng đảm bảo được nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường.

3.2.1.2 Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tín dụng.

10

kinh doanh của ngân hàng là mạnh hay yếu. Vì thế, VPB nên đưa ra những chiến lược mở rộng sản phẩm của mình, đưa ra những định hướng phát triển sản phẩm của mình thoả mãn những yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, các sản phẩm dịch vụ mới tung ra thị trường này phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm dịch vụ sẵn có của ngân hàng trên thị trường sản phẩm.

3.2.1.3. Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.

Khi khách hàng đến ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, họ góp phần vào thành công của ngân hàng nên họ xứng đáng được hưởng những gì tốt nhất, được tiếp đón chu đáo và cẩn thận. Điều này phụ thuộc vào trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng.

Mặt khác, ở bất kì một ngân hàng nào để đưa ra những chiến lược, chính sách phát triển cho từng thời kì thành công sẽ phụ thuộc vào trình độ cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên tốt, dày dặn kinh nghiệm, năng động và sáng tạo sẽ là nền tảng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngân hàng.

Đặc biệt là với những cán bộ tín dụng – người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải được đào tạo có bài bản và cẩn thận. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, những yếu tố cần thiết của một người cán bộ tín dụng là:

- Năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn, năng lực dự đoán sự biến động của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của mảng tín dụng tiêu dùng nói riêng.

- Uy tín trong các mối quan hệ xã hội.

- Năng lực tự trau dồi bản thân, nâng cao kiến thức chuyên môn, hiểu biết xã hội.

- Tận tâm với công việc, nhiệt tình trong công cuộc xây dựng sự nghiệp của mình và của ngân hàng.

10

Chính sách tín dụng của ngân hàng vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng để dựa trên cơ sở đó mà cán bộ xem xét, thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đơn giản hoá chính sách cho vay tín dụng và đưa ra các chính sách mới của ngân hàng mềm dẻo và linh hoạt hơn là điều kiện cần trong hệ thống chính sách của ngân hàng

Việc đơn giản hoá chính sách cho vay là biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

3.2.1.5. Cạnh tranh bằng lãi suất.

Ngân hàng dùng lãi suất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các ngân hàng khác. Để tăng khả năng cạnh tranh, ngân hàng có thể tăng hay hạ lãi suất của mình để cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.

Việc đưa ra một mức lãi suất mới (tăng hoặc giảm so với lãi suất cũ) khác với lãi suất của các ngân hàng khác sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng. Chính thế, ngân hàng nên sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt và dựa trên lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh cho chính mình.

3.2.2 Nhóm giải pháp gián tiếp

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin từ bên ngoài.

Ở bất kì một giai đoạn phát triển nào, bên cạnh nguồn thông tin từ chính nội tại trong ngân hàng, ngân hàng cần phải sử dụng những thông tin từ bên ngoài như thông tin khách hàng, thông tin từ nền kinh tế xã hội trong việc cho vay tiêu dùngvà thông tin về đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Đối với nguồn thông tin từ thị trường: chính là thông tin về các mặt hàng sản phẩm trong nền kinh tế, về giá cả và chất lượng.

- Đối với nguồn thông tin khách hàng: là thông tin về chính bản thân người đi vay hay nhân thân của người đi vay, người bảo lãnh (nếu có). Các thông tin cần thu thập như tình hình tài chính, khả năng trả nợ, trình độ …

10

- Đối với nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế - xã hội, ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các tổ chức, các đơn vị và cá nhân. Việc cạnh tranh là động lực thúc đẩy các tổ chức, đơn vị hay cá nhân phải tự mình đổi mới, phát triển sao cho phù hợp với xu thế của thời đại.

Nếu ngân hàng nắm được thông tin về đối thủ cạnh tranh thì ngân hàng mới thiết lập cho mình một kế hoạch phát triển hoàn chỉnh nhất. Nghiên cứu kĩ đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp.

3.2.2.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời đại nay, vai trò của công nghệ ứng dụng trong hệ thống ngân hàng ngày càng được coi trọng. Hiện đại hoá công nghệ được hiểu là ứng dụng thương mại điện tử, phát hành thẻ tín dụng và thẻ thanh toán. Chính vì công nghệ luôn đổi mới từng ngày nên VPB cần nắm bắt xu hướng phát triển của công nghệ thông tin để liên tục đổi mới, nâng cao, hoàn thiện và chọn lọc cho mình một hệ thống công nghệ đồng nhất, phù hợp với mình. 3.2.2.3. Mở rộng hoạt động Marketing và mạng lưới hoạt động.

Việc xây dựng được thương hiệu, hình ảnh và tên tuổi của mình trong hệ thống ngân hàng là để tạo ra nét khác biệt với các ngân hàng khác. Ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động Marketing và mạng lưới của mình. Hoạt động Marketing luôn là hoạt động không thể thiếu trong hệ thống ngân hàng. Marketing giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh của mình, quảng bá sản phẩm tiện ích của mình tới người tiêu dùng.

3.2.2.4. Tăng cường hợp tác với các đơn vị hỗ trợ hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng không thể chỉ tự mình phát triển mà không có sự hợp tác cùng có lợi với các đối tượng kinh tế khác trong nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng nên tiến hành mở rộng quan hệ với các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động của ngân hàng, hợp tác chiến lược với những đối tác mạnh. Một ngân hàng sẽ có những thế mạnh và những điểm yếu không thể tránh khỏi, chính vì

10

thế nắm được điểm yếu của mình giúp ngân hàng tìm tới những đối tác khác để hợp tác cùng phát triển đôi bên.

3.3 Kiến nghị.

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, CQ Nhà nước và các Bộ, các ngành.

Phát triển mảng cho vay tiêu dùng hiện nay đang là xu thế phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh những biện pháp đặt ra để phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng hiện này thì Chính phủ cần tạo điều kiện để hỗ trợ loại hình này phát triển toàn diện.

- Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các tác nhân nằm ngoài sự quản lý của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngân hàng (dân số, địa lý, kinh tế, văn hoá – xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ).

- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý: Nhà nước Việt Nam tuy đã có một hệ thống pháp luật cụ thể, đã có những điều luật tín dụng tuy nhiên còn chưa hợp lý và thiếu chặt chẽ. Tầm ảnh hưởng của môi trường pháp lý là rất lớn vì nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy phát triển mảng tín dụng tiêu dùng. Với bất kì một nền kinh tế nào, hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở để giúp thị trường ổn định, bền vững và phát triển bền vững quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng

- Nhà nước cần hỗ trợ trong việc phổ cập các thông tin về cho vay tiêu dùng: Hầu hết các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng được người dân biết đến chủ yếu qua quảng cáo bằng báo đài. Tuy nhiên, những hình thức này làm tốn của ngân hàng một khoản chi phí không phải là nhỏ. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng trong việc quảng bá tín dụng tiêu dùng, phổ cập kiến thức và lợi ích của tín dụng tiêu dùng cho người dân.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước cần thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng

10

- Ngân hàng Nhà nước đưa ra những biện pháp tích cực để hỗ trợ việc nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Tiểu Luận: Tìm Hiểu Sản Phẩm Tín Dụng Cho Khách Hàng Cá Nhân Tại Nhtmcp Việt Nam Thịnh Vượng (Vpbank) (Trang 32)