Các protein đậu phộng chịu trách nhiệm về các phản ứng dị ứng.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP-Tìm hiểu về các chất gây dị ứng trong đậu phộng (Trang 29)

Chuẩn đoán

1. Một bệnh sử dị ứng, và sự xuất hiện các triệu chứng (xem ở trên) sau khi tiếp xúc với đậu phộng; (xem ở trên) sau khi tiếp xúc với đậu phộng;

2. Xét nghiệm da dương tính với đậu phộng;

3. Sự hiện diện của kháng thể IgE đặc hiệu đậu phộng trong máu được đo bằng một bài kiểm tra trong máu được đo bằng một bài kiểm tra

radioallergosorbent (RAST).

4. Trường hợp cần thiết để xác nhận, một bài kiểm tra có tính thử thách dương tính trong đó các triệu chứng có tính thử thách dương tính trong đó các triệu chứng phát triển sau khi bệnh nhân tiêu thụ đậu phộng được giám sát trong khung kiểm soát. (Thử nghiệm này

thường không thực hiện nếu có nguy cơ cho một phản ứng quá mẫn cảm đe dọa tính mạng.) ứng quá mẫn cảm đe dọa tính mạng.)

Thí nghiệm RAST đo nồng độ của kháng thể trong máu

Thí nghiệm RAST được dùng để phát hiện ra mức độ dị ứng

của người đối với 1 chất nào đó (phấn hoa chẳng hạn), chất gây dị ứng này kí hiệu là KN (antigen: kháng nguyên). gây dị ứng này kí hiệu là KN (antigen: kháng nguyên).

Cơ chế dị ứng ở người:

Với một loại kháng nguyên A nào đó, trong cơ thể người có kháng thể (KT) tương ứng với KN A (antibody) để phát có kháng thể (KT) tương ứng với KN A (antibody) để phát hiện và loại trừ A .

Khi A xâm nhập vào cơ thể. Chúng có khả năng gây dị ứng, sẽ kích động lên hệ miễn dịch. Một báo động vang lên và ứng, sẽ kích động lên hệ miễn dịch. Một báo động vang lên và các KT ùa đến. Chúng bám vào A và gây ra đủ loại phản ứng đối với cơ thể (hắt hơi, nổi mề đay, nổi ngứa đỏ, ...) để báo

động cơ thể đẩy A ra ngoài.

Đối với các kháng nguyên khác nhau, sẽ có nhiều loại kháng thể khác nhau. kháng thể khác nhau.

Nồng đồ của kháng thể tương ứng với A trong máu càng cao thì người đó càng dễ bị dị ứng với A. thì người đó càng dễ bị dị ứng với A.

Thí nghiệm RAST đo nồng độ của KT trong máu:

1/ Bệnh nhân được trích máu và mẫu máu này đựoc tách bỏ hết hồng cầu bạch cầu, phần còn lại chính là huyết thanh (serum). Mẫu huyết thanh này sau đó cầu, phần còn lại chính là huyết thanh (serum). Mẫu huyết thanh này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm.

2/ Ở phòng thí nghiệm người ta tiến hành các bước sau:

2a/ Lấy một lượng kháng nguyên KN (đã biết khối lượng là m), mà các phân tử KN liên kết với 1 chất không hòa tan cho vào ống nghiệm N. Kháng nguyên liên kết với chất không hòa tan (kí hiệu là kt: kết tủa) trở thành KNkt. Sở dĩ dùng chất không hòa tan, bởi vì , và cho phép ta tách riêng hỗn hợp kết tủa ra cùng với những gì liên kết với nó (sau khi xả hết dung dịch cùng với những gì hòa tan cùng trong dung dịch).

2b/ Cho huyết thanh của bệnh nhân vào N, lượng huyết thanh đã biết là m2. Trong huyết thanh của bệnh nhân có các kháng thể KT (với nồng độ chưa

biết). Các kháng thể này sẽ bám vào KNkt. Nếu nồng độ kháng thể càng cao thì sẽ có càng nhiều kháng thể bám vào các các KNkt, KNkt trở thành KT-KNkt. Tách kết tủa KT-KNkt ra, và đưa chúng đến giai đoạn 2c/.

2c/ 1 lượng kháng thể khác đã được đánh dấu bằng phóng xạ (px) (chất phóng xạ để đánh dấuthường là 1 đồng vị px 131 của I ót) với khối lượng là m3 cho vào N. Các KT phóng xạ (KTpx) này sẽ bám vào các KT-KNkt. Càng nhiều KT-KNkt thì sẽ càng nhiều KTpx bám vào, và thu đựoc KTpx - KT-KNkt. Tách kết tủa KTpx - KT-KNkt ra.

2d/ Đo độ phóng xạ của KTpx-KT- KNkt. Nếu như lượng KT trong huyết tương ban đầu càng nhiều thì rõ ràng độ phóng xạ này sẽ càng lớn.

Cuối cùng so sánh độ phóng xạ đó với tiêu chuẩn sẽ cho ta kết luận về mức độ dị ứng của người bệnh đối với KN.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP-Tìm hiểu về các chất gây dị ứng trong đậu phộng (Trang 29)