Nội lực doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẦN VỀ XUẤT KHẨU SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN VỀ XUẤT KHẨU (Trang 26 - 28)

Trình độ tổng hợp và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu tác động có tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả xuất khẩu. Từ yếu tố nội lực này, doanh nghiệp có điều kiện để nhận thức, vận dụng các quy luật và yếu tố khách quan, chủ động tổ chức kinh doanh và xuất khẩu có hiệu quả.

Một trong những yếu tố quan trong của doanh nghiệp xuất khẩu đó là nguồn hàng (đầu vào của doanh nghiệp xuất khẩu) - mối quan tâm kế tiếp sau khi đã tìm kiếm được thị trường tiêu thụ( đầu ra), bởi vì có thị trường mà không có hay thiếu nguyên liệu để sản xuất và từ đó để có hàng hoá thì cũng không thể kinh doanh được. Thậm chí nguồn đầu vào mà không ổn định về giá cả, số lượng, chất lượng...thì cũng ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo kinh doanh và lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Nguồn vốn có ý nghĩa lớn đối với mọi doanh nghiệp xuất khẩu. Trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện thuận lợi để liên doanh liên kết, mở rộng sản xuất. Hệ thống ngân hàng đã có nhiều thay đổi tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh.

1.5.Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động xuất khẩu 1.5.1.Môi trường vĩ mô

Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu là rất cần thiết vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu và khai thác được lợi thế so sánh của nước XK. Thương mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng với chất lượng và số lượng cao hơn so với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước. Vì vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, xét một cách cụ thể thì nguyên nhân cơ bản và sâu xa của việc trao đổi mua bán đó là xuất phát từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên nên một nước có thể chuyên

môn sản xuất một số mặt hàng có lợi thế hơn và XK để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác với mục đích lợi nhuận. Nhưng sự khác nhau về điều kiện sản xuất chỉ là một trong những lý do để thúc đẩy các nước mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với nhau. Quan trọng hơn cả là hai bên cùng có lợi do có sự khác nhau về sở thích và mối tương quan cung- cầu đối với hàng hoá, dịch vụ. Vì vậy, nước ta mặc dù với xuất phát điểm thấp và chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốc kinh tế, nhưng vẫn có thể duy trì quan hệ thương mại với các nước đó. Trong những năm qua, vấn đề phát triển ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng luôn là mục tiêu chiến lược để phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đặt lên hàng đầu.

1.5.1.1.Xuất khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Với một nền kinh tế phát triển chậm, cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ như nước ta thì việc đẩy mạnh xuất khẩu tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài. Để thực hiện được chiến lược lâu dài đó chúng ta phải nhận thức rõ được ý nghĩa của việc xuất khẩu hàng hoá:

- Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng hợp lý các nguồn lực, trao đổi các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu, tính cạnh tranh được nâng cao nên chất lượng hàng hoá không ngừng được tăng lên, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất xã hội và nội lực kinh tế của đất nước.

Mặt khác hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các ngành sản xuất phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như ngành bảo hiểm, ngân hàng, hàng hải, viễn thông quốc

tế … Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng khả năng cung cấp đầu tư trở lại cho sản xuất, tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẦN VỀ XUẤT KHẨU SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN VỀ XUẤT KHẨU (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w